Chanh là loại quả giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác. Quả chanh được chế biến thành nhiều món ăn, thức uống giải nhiệt hiệu quả, vừa là gia vị cho các món món ăn, vừa là chất khử mùi và làm sạch hiệu quả.
Vắt chanh vào nồi cơm nghe có vẻ lạ nhưng cách này lại không hề làm chua cơm mà còn giúp hạt cơm trắng hơn, không lo bị cháy nồi.
Cách thực hiện như sau:
- Vo gạo với nước sạch rồi cho vào nồi cơm điện. Tгước khi nấu, bạn cho một thìa cà phê nước cốt chanh vào nồi cơm rồi khuấy đều, đóng nắp và nấu cơm như bình thường.
- Nước cốt chanh sẽ giúp hạt cơm tơi hơn, mềm hơn, rất thơm, dễ xới và tгắng hơn. Hơn nữa, mẹo này còn giúp bạn khỏi lo cơm bị ôi thiu vào những ngày nắng nóng.
- Ngoài nước cốt chanh, bạn cũng có thể thay thế bằng vài thìa giấm ăn, hiệu quả cũng tương tự. Cách thực hiện như trên và lưu ý cứ 1,5 kg gạo thì cho 2 ml giấm là vừa đủ, đổ quá nhiều giấm sẽ khiến cơm nhão và bị chua.
Bí quyết nấu cơm đảm bảo dưỡng chất
Nấu cơm rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách nấu cơm mà vẫn đảm bảo được độ ngon và giữ được chất dinh dưỡng của cơm.
- Ngâm gạo trước khi nấu
Ngâm gạo trong nước trước khi nấu giúp làm mềm hạt gạo và làm cho cơm chín đều hơn. Nên ngâm từ 30 phút đến 1 giờ trước khi nấu.
- Vo gạo đúng cách
Vitamin B1 chủ yếu ở ngoài hạt gạo, nếu vo gạo quá kỹ khi nấu cơm sẽ bị mất đi dưỡng chất. Bạn chỉ nên vo gạo qua 1-2 lần nước để loại bỏ hết bụi bẩn. Rất nhiều người thường có thói quen vo gạo qua 4-5 lần nước đến khi chỉ còn lại nước trắng trong, đó là sai lầm cần tránh.
- Nấu cơm bằng nước nóng
Nếu nấu cơm bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ bị co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt vỡ, nên sẽ giữ lại được chất dinh dưỡng. Nấu cơm bằng nước nóng cũng giúp rút ngắn quá trình nấu cơm, khiến cơm chín nhanh hơn. Ngoài ra, cũng giúp tiết kiệm được năng lượng điện tiêu hao trong quá trình nấu cơm.
- Bỏ muối để cơm lâu thiu
Bạn có biết việc bỏ thêm một chút muối có thể giữ cho cơm lâu thiu hơn? Thậm chí ngay cả khi thời tiết nắng nóng, muối vẫn có thể bảo quản cơm mà không cần bỏ vào tủ lạnh đấy nhé!
Ngoài ra, khi hấp lại cơm nguội, nếu bạn cho thêm một ít nước muối có thể loại bỏ mùi vị khác lạ ở cơm nguội.
- Thêm đá viên vào nồi cơm trước khi nấu
Sau khi vo gạo và đổ nước vào nồi, bạn bỏ thêm 2 đến 3 viên đá vào, để khoảng 15 phút rồi mới bắt đầu cắm điện, bấm nút nấu. Đá có tác dụng trì hoãn thời gian hấp thu nước của gạo, làm tăng độ dẻo của gạo.
Bên cạnh đó, việc bạn bỏ viên đá vào gạo sẽ làm tăng lượng axit amin, ngăn chặn enzyme phân hủy độ ngọt trong hạt gạo, mang đến hương vị tuyệt vời hơn rất nhiều.
- Không được mở nắp thường xuyên
Mở nắp nhiều lần trong quá trình nấu có thể làm giảm nhiệt độ và làm mất hơi nước cần thiết để nấu chín cơm. Hãy chỉ mở nắp khi cần kiểm tra hoặc khi cơm đã chín. Khi mở nắp nồi cơm, hạt gạo sẽ tiếp xúc với không khí, đây là yếu tố phá hủy vitamin trong gạo.
- Ủ cơm thêm 10-15 phút
Khi cơm đã chín, nồi cơm điện chuyển sang chế độ làm ấm thì nên để ủ thêm 10-15 phút để cơm chín đều, khô ráo bề mặt. Sau đó, mở nắp, xới đều giúp hạt cơm tơi xốp, không bị dính vào thân nồi. Ngoài ra, để hạt cơm bóng đẹp, bạn có thể thêm chút bơ hoặc dầu oliu, dầu mè vào từ trước khi nấu. Đây là cách người Nhật thường làm để tăng sự hấp dẫn cho món cơm.
Trên đây là những bí quyết rất đơn giản để nấu cơm đảm bảo dưỡng chất, thơm ngon. Chúc các bạn áp dụng thành công!