Uống mỗi ngày một cốc trà sữa, cô gái 22 tuổi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, sốc nặng khi bác sĩ hút máu ra như sữa dâu
Một nữ giáo viên 22 tuổi giấu tên sống ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc có thói quen uống trà sữa trong thời gian dài. Mỗi ngày cô thường uống ít nhất 1 cốc trà sữa. Thỉnh thoảng cô cảm thấy đau bụng nên nghĩ có vấn đề về đường tiêu hóa nên đã chủ động đi mua thuốc giảm đau. Tuy nhiên, cơn đau không thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng hơn.
Vào một ngày, cô được đồng nghiệp phát hiện đang trong trạng thái hôn mê trên giường, tiểu tiện không tự chủ nên đã vội vàng gọi xe cấp cứu.
Trên đường cấp cứu, huyết áp của cô chỉ còn 95 / 37mmHg, liên tục hạ thấp, đồng tử có đường kính khoảng 5 mm. Bác sĩ cấp cứu tiến hành xét nghiệm máu cho cô, kết quả cho thấy đó là “nhiễm toan chuyển hóa”, đường huyết quá cao, không đo được giá trị cụ thể, chẩn đoán sơ bộ là nhiễm toan ceton do tiểu đường.
Ngoài ra, máu của cô có màu trắng sữa, trông giống như sữa dâu, hiếm gặp ở những người trẻ tuổi. Bác sĩ đã ngay lập tức đưa ra các phương pháp điều trị như thở oxy, hạ đường huyết, điều chỉnh axit và chạy thận nhân tạo. Trước tình trạng nguy kịch, cô được chuyển gấp đến phòng chăm sóc đặc biệt.
Theo các chuyên gia y tế, trà sữa không chỉ có nguy cơ gây ra tình trạng ngộ độc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, phát sinh nhiều bệnh tật khác.
Béo phì
Trà sữa chính là một trong những nguyên nhân gây béo phì bởi lượng đường và calo vô cùng lớn. Thành phần của trà sữa chính là kem béo pha với bột trà và chất phụ gia, ép cơ thể phải hấp thụ nhiều chất béo bão hòa, dẫn tới tăng cân nhanh.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Dù uống trà sữa có thể gây ra bệnh béo phì nhưng cơ thể mập mạp lên không có nghĩa là do nhận được nhiều chất dinh dưỡng. Sữa ở trong “trà sữa” ít canxi, vitamin A, B và D cũng như đạm so với sữa thông thường. Chính vì thế, thức uống này sẽ gây thiếu hụt dinh dưỡng. Do đó, các học sinh cần phải đặc biệt lưu ý đến tác hại này của trà sữa tới quá trình phát triển.
Ảnh hưởng xấu tới gan, thận
Không ít cửa hàng trà sữa vì tham lam lợi nhuận mà dùng bột màu thay cho bột trà tự nhiên. Hương vị tương đồng, khó có thể nhận ra, nhưng thành phần thực tế lại là chất hóa học tổng hợp.
Nếu uống quá nhiều hoặc lượng phụ gia được thêm vào quá ngưỡng an toàn thì sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Cụ thể, khi tích tụ lâu dài chúng sẽ là gánh nặng của gan và thận, làm suy giảm chức năng của các bộ phận này.
Ngộ độc
Bên cạnh những tác hại của trà sữa kể trên, thói quen uống nhiều còn gây ra một số hệ quả khôn lường khác. Nếu vô tình uống phải trà sữa chế biến không hợp vệ sinh với nguyên liệu kém chất lượng sẽ có nguy cơ ngộ độc. Vì vậy các bạn trẻ cần hạn chế uống trà sữa không rõ nguồn gốc.
May mắn thay, trường hợp của cô gái nói trên sau khi điều trị, sức khỏe của cô dần ổn định, có ý thức dần. Mặc dù được xuất viện nhưng cô phải tiêm insulin suốt đời.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....