Ung thư dạ dày có uống sữa được không?
Có phải người bị ung thư dạ dày nếu uống sữa bệnh sẽ tiến triển nặng hơn không? Mong bác sĩ cho lời khuyên, xin cảm ơn. (Duy Khanh, Đắk Lắk).
Trả lời
Sữa là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đa dạng dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là với người bệnh nói chung. Thành phần chính có trong sữa bao gồm chất đạm, canxi, vitamin D và nhiều vi chất khác.
Ở người bệnh ung thư dạ dày, chức năng dạ dày bị suy giảm nghiêm trọng, việc chọn lựa thực phẩm hằng ngày cần sự cẩn trọng để không làm tăng mức độ tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Người bệnh ung thư dạ dày nên ăn những thức ăn dễ tiêu, thanh đạm, không chế biến cầu kỳ với nhiều gia vị. Ngoài ra, cần phải cân bằng đủ các chất dinh dưỡng để phòng ngừa tình trạng suy dinh dưỡng thường gặp ở hầu hết bệnh nhân ung thư.
Không có nghiên cứu nào chứng minh sữa gây hại cho dạ dày hay tiềm ẩn nguy cơ tăng tổn thương dẫn đến di căn. Sữa cũng là thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa, phù hợp với sức khỏe dạ dày của người bệnh ung thư. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân ung thư dạ dày vẫn có thể uống sữa.
Dù vậy, vẫn có những trường hợp người bệnh sau khi uống sữa bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa hoặc dị ứng với lactose. Lúc này, người bệnh cần tư vấn bác sĩ, có thể loại bỏ sữa khỏi thực đơn dinh dưỡng hằng ngày hoặc có sự thay thế phù hợp để duy trì sức khỏe ổn định.
Cùng với sữa từ động vật, sữa hạt cũng là thực phẩm dồi dào dưỡng chất. Tuy nhiên, sữa hạt có nguồn gốc từ thực vật nên không chứa đủ 9 acid amin hoàn chỉnh, lượng đạm và dinh dưỡng cũng thấp hơn so với sữa động vật. Sữa hạt vẫn là lựa chọn thay thế phù hợp nhất cho người ung thư dạ dày không dung nạp lactose.
Tốt nhất người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng trước khi lựa chọn loại sữa. Dựa vào đặc điểm sức khỏe, giai đoạn điều trị bệnh và tiên lượng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp với thể trạng của từng người.
Thực hư ăn hành tây nướng ngừa bệnh đột quỵ
Trên mạng có thông tin ăn hành tây nướng thường xuyên sẽ phòng ngừa được bệnh đột quỵ, thực hư thế nào?
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng