Vừa qua, các bác sĩ bệnh viện đa khoa tại Vĩnh Long cho biết đã tiếp nhận một nữ bệnh nhân bị sốc phản vệ nặng sau khi ăn cua biển.

Ảnh minh họa

Được biết, bệnh nhân T.T.T.N. (19 tuổi, trú tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) nhập viện trong tình trạng tím đầu chi, tím môi, tay chân lạnh, mạch yếu không bắt được, huyết áp không đo được, nhịp tim nhanh 120 lần/phút, sau đó rối loạn nhịp thất nguy hiểm.

Người nhà cho biết, bệnh nhân sau sinh khoảng 3 tuần, khi đang nằm viện tại Khoa Sản có ghi nhận tiền sử dị ứng thuốc không rõ loại và dị ứng cua biển trước đó. Cách lúc nhập viện khoảng 3 tiếng, bệnh nhân có ăn cua biển và khoảng 3 tiếng sau xuất hiện nổi đỏ trên da, ngứa nhưng vẫn ở nhà. Cho tới khi người nhà phát hiện tay chân bệnh nhân lạnh, than mệt nên nhanh chóng đưa bệnh nhân vào cấp cứu.

Tại đây, các bác sĩ nhận định chính xác bệnh nhân bị sốc phản vệ nguy kịch và xử lý nhanh chóng, đồng thời tư vấn người nhà hướng điều trị cho bệnh nhân. Sau hơn 1 ngày, bệnh nhân đã khỏe hơn và chuyển về Khoa Nội tổng quát điều trị ổn định.

Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo: Người dân phải thật cẩn trọng trong việc lựa chọn những thực phẩm khi ăn uống. Đặc biệt những bệnh nhân đã có tiền sử dị ứng các loại thức ăn trước đó càng phải cẩn trọng.

Cần làm gì khi phát hiện bị dị ứng hải sản?

Dị ứng hải sản chỉ xảy ra trên một số ít người có cơ địa không tiếp nhận những loại thực phẩm này. Người đã bị dị ứng hải sả

Ảnh minh họa

- Khi phát hiện bản thân hoặc người thân bị dị ứng hải sản, việc đầu tiên nên làm là kích thích gây nôn để đẩy phần thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể;

- Khi xảy ra dị ứng, bạn có thể pha một chút mật ong với nước ấm để uống, vì trong mật ong có một số vitamin làm giảm ngứa ngáy do dị ứng hải sản gây ra. Hoặc khi bị dị ứng tôm, bạn chỉ cần pha một cốc nước chanh ấm để uống là tình trạng dị ứng sẽ giảm dần;

- Nếu thấy trên da có biểu hiện nổi ban đỏ hoặc đầy bụng, đau bụng do dị ứng hải sản, bạn chỉ cần đập dập 1 nhánh gừng nhỏ để pha với nước nóng, chờ nước nguội bớt và uống là sẽ thấy dễ chịu hơn;

- Đối với trường hợp bị dị ứng nhẹ như mề đay cấp, ngứa, chảy nước mũi, hắt hơi...), chỉ cần dùng thuốc kháng histamin như: phenergan, cetirizin, chlopheniramin, loratadin... để giảm triệu chứng. Về ngoài da có thể bôi kem dịu da, chống ngứa có methol, phenol, sulfat kẽm, nhưng bệnh nhân phải không gãi vì càng gãi càng tăng ngứa, tăng sẩn nề;

- Trường hợp nặng phải đưa ngay người bệnh đến bệnh viện để dùng các loại thuốc chống dị ứng và điều trị thích hợp. Đặc biệt, không được sử dụng bừa bãi các loại thuốc chống dị ứng mà chưa có chỉ định của bác sĩ;

Lưu ý: Nếu biết cơ địa bị dị ứng hải sản với loại nào thì nên tránh dùng lại. Ví dụ như bạn dị ứng tôm hay cua, hàu, bạch tuộc thì tốt nhất là không ăn những loại hải sản này.