Phụ Nữ Sức Khỏe

8 mẹo giúp dễ ngủ khi bị nghẹt mũi

Gối cao đầu, uống mật ong, tắm nước nóng… giúp bạn giảm cảm giác khó chịu, dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Nghẹt mũi khiến bạn khó ngủ, thậm chí là không thể ngủ được. Đôi khi, bạn thức dậy nhiều lần trong đêm vì khó thở do mũi tắc nghẽn. Theo Medical News Today, thực hiện 8 mẹo dưới đây giúp bạn dễ ngủ hơn.

Gối đầu cao

Nghẹt mũi thường có xu hướng tồi tệ hơn vào ban đêm. Tình trạng này làm bạn khó thở và có khả năng gây đau đầu do viêm xoang vào buổi sáng. Nằm kê cao đầu trên gối giúp dễ thở hơn. Một số người ngủ trên ghế tựa hoặc ghế dài để mũi được thông, cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Khi bị tắc nghẽn, mũi dễ bị khô do thiếu chất nhầy gây đau rát. Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng có thể ngăn ngừa tình trạng khô quá mức và giảm cảm giác đau khi thở, giúp bạn dễ chợp mắt hơn. Bạn có thể thêm tinh dầu như bạc hà, bạch đàn vào máy tạo độ ẩm để dễ đi vào giấc ngủ. Mọi người nên làm sạch máy tạo độ ẩm, vì chất bẩn từ máy có thể thúc đẩy vi khuẩn và nấm phát triển, gây bệnh.

Để đồ dùng bên giường

Đối với nhiều người bị nghẹt mũi, thức dậy để lấy nước hoặc khăn giấy có thể làm gián đoạn giấc ngủ cả đêm. Bạn có thể đặt một hộp khăn giấy, đồ đựng rác và nước cạnh giường khi cần. Nhờ đó, bạn không phải kéo dài thời gian gián đoạn giấc ngủ hàng đêm và thoải mái hơn.

Bạn có thể đặt giấy ở cạnh giường để thấm nước mũi khi cần. Ảnh: Freepik. 

Rửa nước muối

Xịt hoặc rửa nước muối có thể làm sạch các xoang, mũi bị tắc nghẽn. Súc miệng bằng nước muối cũng có thể giảm kích ứng và sưng tấy, bớt nghẹt vào ban đêm. Nước muối không chứa thuốc an toàn để sử dụng nhiều lần. Bạn nên để bình xịt nước muối gần giường và sử dụng bất cứ khi nào cần.

Dùng thuốc xịt thông mũi

Thuốc xịt không kê đơn giúp giảm viêm hoặc tắc nghẽn do dị ứng và nhiễm trùng. Thuốc này an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn và có thể giảm đau nhanh chóng. Mọi người nên dùng lượng và số lần xịt thuốc theo hướng dẫn sử dụng để tránh tác dụng phụ. Không sử dụng thuốc xịt mũi có chứa steroid cho trẻ em trừ khi bác sĩ chỉ định.

Uống thuốc cảm và cúm

Uống thuốc cảm, cúm có chất thông mũi và các thành phần khác có thể giúp bạn thở dễ dàng hơn. Thuốc này cũng giảm các triệu chứng như đau nhức cơ và đau đầu, tạo cảm giác dễ chịu. Một số loại thuốc cảm gây buồn ngủ, do đó, bạn tránh uống vào ban ngày, ảnh hưởng đến công việc và không thể ngủ vào ban đêm. Không kết hợp nhiều loại thuốc và không cho trẻ sơ sinh, trẻ em dùng thuốc thông mũi trừ khi bác sĩ chỉ định.

Uống mật ong

Nghẹt mũi có thể khiến người bệnh phải thở bằng miệng, cổ họng bị khô và đau, thậm chí ho. Uống một chút mật ong có thể làm dịu cảm giác khó chịu ở cổ họng. Mật ong cũng có tác dụng giảm ho cho người lớn, trẻ em. Đối với người không bị dị ứng mật ong, nguy cơ gặp tác dụng phụ hoặc phản ứng tiêu cực rất thấp.

Tắm nước nóng trước khi ngủ

Trước khi đi ngủ, bạn nên tắm nước nóng, hơi nước nóng có thể giúp mở các xoang, làm lỏng chất nhầy, để nước mũi chảy ra, giảm đau và nghẹt mũi. Mọi người có thể xoa bóp vùng da các xoang để thúc đẩy quá trình thoát nước nhiều hơn. Tắm nước nóng trước khi ngủ cũng là cách thư giãn.

Thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác không chữa khỏi bệnh do virus cảm lạnh gây nghẹt mũi. Tốt nhất, người bệnh nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều để cơ thể có thời gian phục hồi. Nghẹt mũi và các triệu chứng khác do cảm lạnh hay cúm có thể kéo dài từ 2 ngày đến 2 tuần, thậm chí lâu hơn với người có hệ thống miễn dịch kém như người già, trẻ em. Tuy nhiên, bạn cần đi khám bác sĩ nếu gặp các triệu chứng nghiêm trọng như không thể thở được hoặc nhịp tim nhanh, môi xanh, thở nhanh, chóng mặt.

Mũi bị tắc nghẽn lâu hơn 2 tuần mà không thuyên giảm hoặc kèm sốt cao kéo dài hơn một ngày, mọi người nên nhanh chóng đến bệnh viện điều trị. Người bị nghẹt mũi có triệu chứng khó thở đột ngột, thở khò khè hoặc hổn hển có thể là dấu hiệu của cơn hen suyễn. Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi bị nghẹt mũi cần được điều trị ngay vì mũi tắc nghẽn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp.

Theo Mai Cát/VnExpress

Tin liên quan

6 điều cần nhớ trong ăn uống để phòng bệnh tim mạch

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim, trong đó dinh dưỡng có ảnh hưởng quan...

Ho kéo dài về đêm uống thuốc mãi không khỏi, chuyên gia cảnh báo cần đề phòng bệnh nguy hiểm...

Ho lâu ngày không khỏi có thể do các kích thích từ bên ngoài hoặc do các bệnh lý nguy...

Carb là thành phần gì? Lợi ích của Carb trong phòng bệnh tiểu đường ra sao?

Các chuyên gia đã tiết lộ rằng, ăn một loại carbohydrate nhất định và thường xuyên có thể giúp bạn...

Liên tiếp các trường hợp tử vong do bệnh dại, phòng bệnh cách nào?

Người nhiễm virus dại khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là gần như 100%, mặc dù...

Vắc-xin phòng bệnh đậu mùa có miễn nhiễm đậu mùa khỉ?

Bệnh đậu mùa khỉ đột nhiên trở thành sự quan tâm và lo lắng của toàn cầu sau công bố...

Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ

Theo Bộ Y tế, hiện Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ, nhưng nguy cơ bệnh xâm...

Gia tăng bệnh nhân mắc cúm A, người dân nên tiêm vaccine phòng bệnh

Những ngày qua, tại nhiều cơ sở y tế ghi nhận sự gia tăng bất thường số lượng bệnh nhân...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

22 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

22 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 12 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 12 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 12 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 17 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 17 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 21 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình