Lũ về, nhà cửa ngập, điều kiện sinh hoạt khó khăn. Lũ đi qua, nước bẩn tràn đồng, thiếu nước sạch trong sinh hoạt, nhà vệ sinh không sạch sẽ... là tác nhân dẫn đến tình trạng nhiễm nấm âm đạo do một loại nấm có tên Candida Albican gây ra.

Nước ngập là môi trường thuận lợi để nấm phát triển. Ảnh minh họa: Internet

Nhiễm nấm Candida hay còn gọi là nhiễm trùng nấm men là bệnh nhiễm trùng do một loại nấm tên là Candida gây ra. Nó sẽ gây tổn thương ở da, miệng, máu và bộ phận sinh dục.

Khi cơ thể khỏe mạnh, môi trường vùng kín cân bằng thì nấm Candida không gây hại nhưng khi môi trường mất cân bằng độ pH ở vùng kín sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển, gây nên tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo đối với phụ nữ.

Những vùng cơ thể ẩm ướt là nơi mà bệnh thường xuất hiện. Và sau lũ, khi nước sạch khan hiếm thì tình trạng viêm nhiễm càng dễ xảy ra. Ngoài việc thiếu nước sạch sinh hoạt sau lũ thì còn số nguyên nhân khác:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm. Ảnh minh họa: Internet

 - Vệ sinh cơ thể kém.
- Mặc quần áo chật, không thoát mồ hôi
- Đồ lót ẩm ướt, không thoáng khí
- Tăng nguy cơ bị nhiễm nấm khi quan hệ tình dục
- Hệ miễn dịch cơ thể kém
- Dùng kháng sinh trong thời gian dài
- Phụ nữ trong thời gian mang thai
- Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường
- Bệnh nhân đang điều trị ung thư (hóa trị hoặc xạ trị)
- Bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS.

Dấu hiệu nhận biết bị nhiễm nấm Candida âm đạo

Các dấu hiệu nhận biết bệnh nấm Candida có thể khác nhau tùy thuộc vào vùng bị nhiễm và mức độ nhiễm. Bệnh nhân bị nhiễm nấm âm đạo thường xuất hiện các triệu chứng sau đây:

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm Candida. Ảnh minh họa: Internet

 - Vùng âm đạo bị tấy đỏ, ngứa và đau rát. Bệnh nhân thường gãi khiến cho nấm lan rộng tới hậu môn, bẹn.
- Dịch âm đạo có màu trắng vón cục, thành từng mảng dày dính vào thành âm đạo, không hôi.
- Khi quan hệ có cảm giác bị đau đớn, khó khăn.
- Niêm mạc âm hộ bị viêm đỏ.
- Khí hư ra nhiều.
- Đi tiểu khó, tiểu nhiều.
- Nếu bị nặng thì âm hộ, môi bé, môi lớn có thể bị đỏ và phù nề.

Lưu ý khi quan hệ tình dục với phụ nữ bị nấm Candida âm đạo, nam giới có thể cũng sẽ bị viêm quy đầu với các dấu hiệu như đỏ, ngứa, và xuất hiện chất nhầy trắng. Sau vài phút hoặc vài giờ sau khi giao hợp, bệnh sẽ xảy ra. Sau khi được vệ sinh, rửa sạch bệnh thường sẽ tự khỏi.

Cách chữa nấm Candida vùng kín bằng bài thuốc y học cổ truyền

Bài thuốc chữa nấm Candida theo y học cổ truyền. Ảnh minh họa: Internet

 - Một là: Tỳ giải thẩm thấp thang gia thương truật: Tỳ giải 12g; Sinh ý dĩ 20g; Hoàng bá 12g; Xích thược 12g; Đan bì 16g; Trạch tả 12g; Hoạt thạch 12g; Thông thảo g; Thương truật 8g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 5-7 thang.

- Hai là: Đan chi tiêu dao: Đan bì 12g; Sơn chi 8g; Sài hồ 12g; Bạch thược 12g; Đương quy 12g; Bạch truật 8g; Phục linh 12g; Bạc hà 4g; Đại táo 12g; Gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang, uống 5-7 thang

- Ba là: Thể nhiệt uất ở kinh can: Ngứa cửa mình, u uất, dễ cáu giận, ngủ ít, miệng khô đắng, đại tiện táo, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác. Có thể dùng bài thuốc Tả can thang: Long đởm 8g; Sinh địa 8g; Sài hồ 8g; Trạch tả 8g; Đương quy 8g; Mộc thông 8g; Sa tiền tử 8g; Chi tử sao 8g; Hoàng cầm 8g; Cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 5-7 thang.

Ngoài thuốc uống, chị em còn có thể dùng thuốc đặt cũng rất tốt. Viên bột đặt tiêu viêm được bào chế gồm: Hoàng bá, Lá móng tay, Lưu huỳnh. Các vị thuốc sấy khô, tán mịn, đảm bảo độ pH của âm đạo 4,5. Mỗi ngày đặt 1 lần 10g vào âm đạo, đặt 5-7 ngày, có thể đặt liên tục hoặc cách ngày.

Làm thế nào để hạn chế tình trạng viêm nhiễm nấm mùa lũ?

Phụ nữ nên hạn chế nước lũ bẩn để tránh bệnh viên nhiễm phụ khoa. Ảnh minh họa: Internet

- Thứ nhất: Hạn chế tình trạng vùng kín ngâm trong nước bẩn. Xử lý và khử khuẩn nước trước khi sử dụng. Nếu nơi đang sống bị ngập quá đầu gối thì không nên lội nước mà di chuyển bằng thuyền...

- Thứ hai: Tránh sử dụng các chất kích thích như xà phòng, sữa tắm, chất khử hay thụt rửa sâu vào âm đạo... vì sẽ làm bệnh thêm trầm trọng hơn.

-Thứ ba: Tránh mặc quần bó sát, đồ lót quá chật vì sẽ làm vùng kín không được khô thoáng, hầm bí… Vệ sinh vùng nhạy cảm thường xuyên và phơi quần áo ở nơi có ánh sáng mặt trời.

Ngoài ra, nếu tình trạng viêm nhiễm này tái đi tái lại, chị em hãy đi kiểm tra lại sức khỏe vì có thể bạn đang bị đái tháo đường hoặc do dùng kháng sinh kéo dài.