Phụ Nữ Sức Khỏe

Bộ y tế hướng dẫn người dân cách phòng chống 5 căn bệnh nguy hiểm sau mùa mưa lũ

Thời gian mưa lũ, ngập lụt là thời gian lí tưởng để các loại vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh. Dưới đây là những cách phòng chống bệnh từ Bộ Y tế.

Theo cơ quan y tế, trong và sau mưa bão, lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Đặc biệt là người dân miền Trung đang đối đầu với trận ngập lụt lịch sử vừa qua.

Mưa và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người. Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết, đặc biệt là nguy cơ của dịch bệnh COVID-19 trong điều kiện bão lũ, thiên tai.

Trước tình hình đó, Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị và người dân chủ động, tham gia thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh, dịch trong bão lụt và mưa lũ theo nguyên tắc: Thực hiện các biện pháp dự phòng chủ động để đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão và khi xảy ra bão, lũ lụt; Tìm hiểu thông tin và chủ động thực hiện khuyến cáo về các biện pháp giữ an toàn trong bão, lũ lụt, các biện pháp phòng chống tai nạn, dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa bão lũ của các cơ quan y tế và chính quyền.

Cũng theo Bộ Y tế, các bệnh thường gặp trong mưa lũ bao gồm:

1. Phòng chống bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa

Các bệnh thường gặp: Tiêu chảy do vi khuẩn E. coli, tả, lỵ, thương hàn, bệnh viêm gan A. Bệnh xuất hiện do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, thực phẩm bị ô nhiễm

Phòng bệnh:

- Đảm bảo xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Thực hiện nguyên tắc "ăn chín, uống chín", đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Đảm bảo đủ nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

- Xử lý tốt nguồn phân, chất thải, rác thải và xác động vật chết.

- Uống hoặc tiêm vaccine phòng bệnh khi có chỉ định đối với các bệnh đã có vaccine.

2. Phòng chống bệnh đường hô hấp

Các bệnh thường gặp: Cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp

Phòng bệnh:

- Giữ ấm khi thời tiết lạnh, nhất là ở trẻ em và người già.

- Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp.

- Đảm bảo đủ dinh dưỡng.

- Chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng và tử vong.

3.Phòng chống bệnh về mắt

Các bệnh thường gặp: Đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ.

Phòng bệnh:

- Không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn.

- Không để trẻ em tắm gội, chơi đùa với nước bẩn.

- Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch.

- Không dùng chung khăn mặt và chậu với người bị đau mắt đỏ.

- Tra thuốc nhỏ mắt (Chloramphenicol 0,4% hoặc Argirol 1%) cho tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn.

- Chú ý diệt ruồi vì ruồi truyền bệnh đau mắt đỏ từ người bệnh sang người lành.

Phòng chống bệnh về mắt

4. Phòng chống bệnh ngoài da

Các bệnh thường gặp: Nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt.

Phòng bệnh:

- Không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn. Nếu không có nước giếng đã được khử trùng thì phải đánh phèn hoặc lọc nước bằng cát.

- Không mặc áo quần ẩm ướt.

- Không bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập vì nước rất bẩn, ngoài gây bệnh ngoài da mà còn gây ra bệnh đường tiêu hóa do nuốt phải nước bẩn.

- Hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.

5. Phòng chống bệnh do muỗi truyền

Bệnh thường gặp: Sốt xuất huyết

Phòng bệnh:

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày.

- Diệt lăng quăng, bọ gậy, xử lý các dụng cụ chứa nước không cho muỗi đẻ trứng.

- Phun hóa chất diệt muỗi ở các nơi có nguy cơ cao hoặc khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết.

- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Thủy Mặc (Tổng hợp)

Tin liên quan

Những dịch bệnh nguy hiểm có thể xảy ra tại vùng lũ

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Quốc Đạt (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) khẳng định chúng ta cần chủ...

Phương pháp dùng cây thuốc nam chữa tràn dịch màng phổi hiệu quả

Tràn dịch màng phổi là một bệnh lý khá nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Và bạn...

11 tỉnh có ca COVID-19: Người dân di chuyển, chống dịch thế nào hiệu quả?

Chỉ trong 10 ngày, dịch COVID-19 lan tới 11 tỉnh. Bộ Y tế yêu cầu tất cả địa phương kích...

Dùng nước uống thảo dược phòng bệnh, nâng cao sức đề kháng mùa dịch có những kiêng kị sau

Thời tiết nắng nóng khiến cơ thể khó chịu nên nhu cầu bổ sung nước uống giải nhiệt tăng cao....

Giữa đại dịch Covid-19, Thủ tướng Anh kêu gọi dân "giảm cân" vì người béo có nguy cơ tử vong...

Ông BORIS Johnson kêu gọi người dân Anh giảm cân vì một đánh giá cho thấy số người chết vì...

Thấy 4 bộ phận này trên cơ thể đổi màu: Hãy cẩn trọng với bệnh gan

Đây là những dấu hiệu cảnh báo gan đang gặp vấn đề, bạn không nên chủ quan mà cần phải...

Thấy 4 dấu hiệu này trên mắt rất có thể bạn đang mắc bệnh phụ khoa, nên đi khám gấp

Ít người biết rằng một số thay đổi bất thường trên khuôn mặt cũng có thể phản ánh tình trạng...

Tin mới nhất

5 loại rau Việt là 'thuốc chống ung thư tự nhiên', hạ đường huyết hiệu quả: Ai cũng nên trồng...

2 giờ trước

Chanh dây là 5 công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe nhưng dùng sai cách sẽ hại vô cùng

3 giờ trước

Đây là loại rau được đánh giá 'bẩn nhất' nhưng không ngờ lại có những tác dụng vô cùng tuyệt...

3 giờ trước

Bất ngờ: Rau muống có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng với những người này

1 ngày 1 giờ trước

Cách nhận biết thực phẩm của bạn đã cũ hay chưa

1 ngày 21 giờ trước

6 cách ăn uống đang phá hủy 'phong độ' của sinh lý nam giới

1 ngày 21 giờ trước

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn bơ thường xuyên?

2 ngày 1 giờ trước

Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?

2 ngày 22 giờ trước

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?

2 ngày 22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình