Húng quế tây

Húng quế là nguyên liệu yêu thích của các bà nội trợ vì là loại rau gia vị được sử dụng phổ biến trong các món ăn thường ngày. Đây cũng là một trong những loại rau mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe với rất nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau.

Ảnh minh họa: Internet

Húng quế tây có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm mệt mỏi, đau đầu của người sống trong nhà. Loại rau này còn có thể giúp làm ngừng quá trình phát triển của bệnh ung thư vú và ung thư miệng (do nhai thuốc lá). Hay khả năng sát trùng, diệt nấm mốc, kháng khuẩn hiệu quả nên có thể dùng để chữa bệnh sốt.

Hợp chất chống oxy hóa có tên gọi là eugenol vốn rất dồi dào trong húng quế giúp bảo vệ tim bằng cách giữ cho mức huyết áp luôn nằm trong tầm kiểm soát đồng thời còn làm giảm mức cholesterol trong cơ thể.

Ngoài ra, hợp chất linalool trong húng quế chính là chất tạo hương thơm cho loại cây này. Ngoài ra, theo phong thủy cây húng quế mang ý nghĩa phát tài phát lộc.

Cây thì là

Thì là - loại rau được coi là một dạng cây gia vị nó có tên khoa học là Anethum Tombolens. Thuộc họ nhà hoa tán, và có nguồn gốc từ những nước ở châu Á và ở khu vực Địa Trung Hải. Lá thì là sẽ có vị ngọt và hương thơm đặc trưng nên đã trở thành một loại gia vị thảo mộc cho nhiều món ăn có chứa các loại hải sản

Ảnh minh họa: Internet

Rau thì là là một loại rau gia vị không thể thiếu trong những món canh cá, hay lẩu cá, mực,... giúp khử đi mùi tanh, làm cho món ăn trở lên thơm ngon hơn. Ngoài tác dụng trong ẩm thực ra, thì rau thì là còn có nhiều tác dụng trong việc chữa trị bệnh. Loại cây này không chỉ có tác dụng giảm đau đầu mà còn có lợi cho hệ tiêu hóa. Trà thì là có thể được làm bằng hạt hoặc thân cây tươi.

Với lá thì là tươi, mọi người có thể uống bằng cách rót một ly nước sôi rồi để lá thì là vào trong. Ngâm lá trong ly khoảng 15-20 phút là có thể uống.

Lá được dùng để có thể trị bệnh tiêu hóa kém, đau bụng, tiểu tiện khó, đau răng, rối loạn đường tiết niệu do sỏi thận, viêm thận, và viêm bàng quang. Quả của rau thì là thì có tác dụng tương tự như dược liệu ‘’tiểu hồi hương’’ nên được dùng để chữa tình trạng đau bụng kinh, và kích thích tiêu hóa, lợi tiểu và lợi sữa. Ngoài ra thì quả còn được dùng để trị bệnh bụng đầy trướng, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, nôn mửa, xơ cứng mạch não, và đau răng....

Cây hoa oải hương

Hoa oải hương hay còn được gọi là hoa Lavender, có nguồn gốc đến từ Địa Trung hải và là loại thực vật thuộc chi oải hương. Loài hoa này thường mọc theo bụi, có mùi thơm nồng rất đặc trưng nên được ưa chuộng bởi hầu hết tất cả mọi người.

Mùi hương của hoa lavender (oải hương) có tác dụng giảm đau, an thần. Không những vậy, hoa lavender tươi còn chứa các hợp chất chống co thắt, giúp giãn nở mạch máu và các nhóm cơ nhỏ ở đầu và mắt.

Ảnh minh họa: Internet

Hoa oải hương thải ra khí oxy vào ban đêm, vì vậy nó giúp không khí trong nhà trở nên trong lành hơn. Bên cạnh đó, hoa oải hương cũng giúp giảm lo lắng, giúp bạn lạc quan, yêu đời và… dễ ngủ hơn.

Theo một nghiên cứu, mùi hương của hoa oải hương giúp trẻ sơ sinh ít khóc, khiến các bé ngủ ngon hơn đồng thời giảm căng thẳng cho cả người mẹ.

Các tinh chất trong lavender có thể được tận dụng bằng cách ngâm khoảng 15-30 gram hoa khô vào 1 lít nước sôi và uống như trà. Người lớn tuổi bị đau đầu có thể giảm đau bằng cách ngửi tinh dầu hoa oải hương.

Cây bạc hà

Bạc hà (Mentha × piperita) là một loại thảo mộc thơm thuộc họ bạc hà, đây là cây lai giữa cây bạc hà và cây bạc hà lục. Bạc hà có nguồn gốc từ Châu u và Châu Á, nó đã được sử dụng trong hàng ngàn năm vì hương vị dễ chịu, không những thế nó còn mang lại lợi ích sức khỏe.

Bạc hà được sử dụng làm hương liệu trong kẹo bạc hà, kẹo và các thực phẩm khác. Ngoài ra, nhiều người tiêu thụ bạc hà như một loại trà tươi, không chứa caffeine.

Ảnh minh họa: Internet

Lá bạc hà có chứa một số loại tinh dầu bao gồm tinh dầu bạc hà, menthol và limonene. Menthone cung cấp cho bạc hà đặc tính làm mát và mùi hương bạc hà dễ nhận biết. Trong khi một số người uống trà bạc hà bởi vì hương vị của nó thì loại trà này có một số lợi ích sức khỏe cơ thể.

Dược liệu bạc hà có công dụng trừ phong giảm đau, tăng tiết mồ hôi, kiện vị, chỉ ho, kích thích tiêu hóa, thúc ban sởi mọc. Vì vậy, dược liệu này được dùng trị ho, cảm mạo phong nhiệt, người bệnh sốt cao, đau đầu, nghẹt mũi và ít hoặc không tiết mồ hôi.

Để tận dụng tinh chất trong bạc hà, người bệnh có thể pha lá bạc hà với nước sôi và đậy nắp lại trong 10 phút. Sau đó, có thể đổ nước đó ra ly và thưởng thức.