Răng sơ sinh ở trẻ là gì?

Từ sáu tuần tuổi, thai nhi bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên trọng bụng mẹ. Thông thường, răng sẽ phát triển bên trong nướu, vài tháng sau sinh trẻ mới bắt đầu mọc răng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh đã có sẵn ít nhất một cặp răng nhô lên khi vừa chào đời.

Một số trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện hai chiếc răng cửa ngay khi vừa chào đời - Ảnh minh họa: Internet

Những chiếc răng này ở trẻ được gọi là săng sơ sinh. Răng sơ sinh thường hiếm gặp khi trẻ vừa chào đời với xác suất 1:7000 hoặc 1:30000. Trẻ sẽ không có nhiều hơn ba răng khi sinh và khả năng trẻ sơ sinh có răng khi sinh là như nhau, không phân biệt giới tính.

Tại sao một số trẻ lại có răng sơ sinh?

Trẻ mọc răng khi vừa sinh ra do một trong những nguyên nhân thường gặp như:

Di truyền: Một đứa trẻ hoàn toàn có khả năng được sinh ra với răng sơ sinh nếu cha mẹ, anh chị em hoặc người thân cũng có răng sơ sinh.

Hội chứng Ellis-van Creveld: Còn được gọi là loạn sản chondroectodermal.

Đây là một rối loạn xương di truyền gây ra một loạt các bất thường bẩm sinh như ngón tay phụ, không mọc tóc, xuất hiện răng khi vừa sinh. Hội chứng Ellis-van Creveld thường hiếm gặp, xuất hiện ở những khu vực dân cư đặc biệt.

Hội chứng Pierre Robin: Là rối loạn di truyền khiến trẻ sinh ra có hàm dưới nhỏ bất thường. Một trong những biến chứng của tình trạng này là xuất hiện răng sơ sinh.

Hội chứng Hallermann-Streiff: Đây cũng là do một rối loạn di truyền bẩm sinh hiếm gặp gây biến dạng của hộp sọ như hàm ngắn hơn, vòm miệng vòm miệng và răng cửa.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng mọc khi trẻ vừa sinh ra - Ảnh minh họa: Internet

Hội chứng Sotos: Là chứng bệnh di truyền gây ra sự tăng trưởng nhanh trong thời sơ sinh và trẻ mới biết đi.

Hội chứng Jadassohn Ther Lewandowski: Gây ra do các đột biến gen bất lợi. Trẻ sơ sinh có tình trạng móng tay dày và sự hiện diện của răng khi sinh.

Biến dạng xương hàm: Trẻ gặp một số biến dạng hàm như sứt môi và hở hàm ếch cũng có thể xuất hiện răng sơ sinh.

Các vấn đề về nội tiết: Các vấn đề về nội tiết tố bẩm sinh cũng có thể dẫn đến hiện tượng xuất hiện răng sơ sinh.

Nhiễm trùng bẩm sinh ở người mẹ: Em bé sinh ra bị nhiễm trùng (do lây nhiễm qua mẹ) có thể xuất hiện răng sơ sinh. Những người mẹ mắc bệnh giang mai, bị sốt các hoặc mắc một số bệnh nghiêm trọng sẽ tăng nguy cơ trẻ có răng sơ sinh.

Răng sơ sinh có ảnh hưởng đến trẻ không?

Việc xuất hiện những chiếc răng sơ sinh có thể ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình phát triển tự nhiên của trẻ. Cụ thể:

Khó khăn khi bú mẹ: Đây là trở ngại hàng đầu ở những trẻ vừa sinh ra đã mọc răng. Răng có thể khiến bé khó ngậm núm vú đúng cách.

Trẻ chậm lớn: Không bú mẹ đúng cách khiến cơ thể trẻ không thể nhận được các chất dinh dưỡng thiết yếu khiến con gầy gò, chậm lớn.

Răng sơ sinh có thể khiến bé bú mẹ khó khăn - Ảnh minh họa: Internet

Sự quấy khóc: Trong trường hợp răng được nhúng vào nướu, bé sẽ trải qua cơn đau tương tự như đau khi mọc răng. Điều này làm cho bé dễ cáu kỉnh và quấy khóc.

Trở ngại khi bú bình: Em bé có răng sơ sinh cắn nhiều lần có thể làm hỏng núm vú khi bú bình hoặc làm cho việc bú sữa trở nên khó khăn.

Nguy cơ ngạt thở: Một chiếc răng sơ sinh lỏng lẻo có thể bị gãy, rơi vào khí quản dẫn đến nguy cơ nghẹ thở ở trẻ.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ có răng sơ sinh?

Khi vừa chào đời, nếu trẻ mọc răng sơ sinh, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám. Nha sĩ sẽ quyết định có nên nhổ răng cho bé sau khi xác định mức độ can thiệp của những chiếc răng này đối với sự phát triển của bé.

Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra tình trạng những chiếc răng sơ sinh - Ảnh minh họa: Internet

Trường hợp răng trẻ sơ sinh không bị sâu, không ảnh hưởng đến quá trình bú mẹ và thao tác ngậm núm vú, trẻ sẽ không cần phải nhổ răng.

Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng và hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc bé trong giai đoạn hậu phẫu.

Nguồn: https://www.momjunction.com/articles/baby-born-with-tooth_00444357/