Trẻ sơ sinh đi ngoài mẹ nên ăn gì cho con nhanh khỏi?
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non kém, chưa hoàn thiện, vì vậy bé dễ bị các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó phổ biến nhất là tiêu chảy. Mặc dù ban đầu bệnh được xem như một triệu chứng đơn giản, nhưng tiêu chảy kéo dài có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.
Trẻ sơ sinh đi ngoài mẹ nên ăn gì?
Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ là cách làm tự nhiên và hữu hiệu giúp trẻ nhanh chóng vượt qua chứng tiêu chảy. Khi trẻ đi ngoài nhiều lần trong giai đoạn bú mẹ, điều này nhắc nhở mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình.
Chế độ ăn BRAT
Chế độ ăn trong giai đoạn trẻ bị tiêu chảy theo khuyến cáo của các chuyên gia nước ngoài là chế độ BRAT. Tức là tập trung chủ yếu vào các món ăn: B - Banana (Chuối), R- Rice (Gạo), A- Apple (Táo), T - Toast (bánh mì).
Các món ăn này chứa rất ít đạm, ít béo, dung hòa tốt và dễ tiêu hóa khi mắc bệnh tiêu chảy. Chất xơ có trong chế độ ăn BRAT sẽ giúp phân của trẻ đặc hơn.
Ngoài ra, chuối còn chứa nhiều kali, rất tốt để thay thế các chất điện giải, duy trì chức năng tế bào, bù đắp lượng điện giải bị mất đi do tiêu chảy.
Thêm vào đó, các thực phẩm mềm và ít chất xơ khác giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ bú mẹ có thể kể đến như bánh quy, trứng nấu chín, thịt gà không có da, khoai tây, đậu trắng…
Sữa chua bổ sung lợi khuẩn
Chúng ta đều biết, sữa và các chế phẩm từ sữa không nên ăn khi xảy ra tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên, yaourt hay còn gọi là sữa chua lại là những thực phẩm mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn giúp bé sơ sinh giảm đi ngoài.
Lợi khuẩn sống còn gọi là probiotic, được tìm thấy trong sữa chua sẽ bổ sung và thay mới các vi khuẩn lành mạnh tồn tại trong đường tiêu hóa đã bị mất do tiêu chảy. Những vi khuẩn có lợi này còn giúp chống lại các vi trùng xấu trong hệ tiêu hóa.
Lưu ý khi ăn, mẹ nên chọn yaourt hoặc sữa chua ít đường vì đường có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng tiêu chảy ở trẻ bú mẹ.
Rau, củ, quả
Khi bé trẻ đi ngoài nhiều lần, trẻ cần được tăng cường bổ sung các loại vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng, giúp trẻ chống chọi với bệnh tật.
Mẹ có thể bổ sung các chất dinh dưỡng này cho trẻ thông qua việc nâng cao chất lượng sữa mẹ bằng cách: ăn nhiều rau, củ, quả, cung cấp nhiều vitamin có lợi hơn.
Uống nhiều nước
Khi trẻ bú mẹ bị tiêu chảy, người mẹ cần tích cực bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho trẻ bú nhiều hơn bình thường. Vì vậy, mẹ cần phải uống thêm nước để đảm bảo lượng sữa cung cấp cho bé.
Trẻ sơ sinh đi ngoài mẹ không nên ăn gì?
Ngoài những thực phẩm nên ăn khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên chú ý đến những thực phẩm cần tránh xa để không làm trầm trọng hơn tình trạng đi ngoài của trẻ.
Các thực phẩm dễ gây dị ứng
Hải sản, thịt rừng… có thể là thủ phạm gây dị ứng và ảnh hưởng đến đường ruột của con. Thực tế đã có nhiều trường hợp trẻ đi ngoài liên tục chỉ vì mẹ “nghiện” các thực phẩm quen thuộc này. Tốt nhất, trong thời gian cho con bú, mẹ nên cẩn thận với các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao.
Thức ăn không đảm bảo vệ sinh
Thức ăn đường phố, món ăn cũ hâm nóng lại, những món ăn đặc sản không rõ nguồn gốc và cách chế biến hoặc những thực phẩm hết hạn sử dụng… chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Bé bú mẹ sẽ vô tình tiếp nhận các loại vi khuẩn này và mắc tiêu chảy.
Nước ta có rất nhiều món đặc biệt như rau sống, gỏi cá, nem chua, các loại mắm… Các loại thực phẩm này nếu chế biến không đúng cách sẽ chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng không thể nhận biết bằng mắt thường. Tốt nhất, mẹ nên tạm ngừng ăn trong giai đoạn cho bé bú.
Thuốc, thực phẩm chức năng
Trẻ sơ sinh cực kì nhạy cảm với những thành phần hóa học, trong đó có thuốc hoặc các thực phẩm chức năng. Các bà mẹ sau sinh thường uống bổ sung thêm các loại vitamin, sắt hoặc thực phẩm chức năng giảm cân… có thể tác động đến trẻ. Nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc ngừng ngay khi trẻ có dấu hiệu đi ngoài kéo dài.
Chất kích thích
Cà phê, thuốc lá, rượu, trà thảo mộc, thức uống có gas… có chứa chất kích thích (cafein, nicotin) đều gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, kích ứng đường ruột trẻ sơ sinh.
Món ăn cay nóng, dầu mỡ
Món ăn có nhiều tiêu, ớt, các gia vị cay nồng, nhiều dầu mỡ có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng sữa và hệ tiêu hóa non yếu của bé, gây triệu chứng tiêu chảy khó chịu cho con.
Có thể thấy, trẻ sơ sinh đi ngoài mẹ nên ăn gì, cần tránh những gì để trẻ nhanh khỏi và phát triển khỏe mạnh là kiến thức hữu ích cho những bà mẹ trẻ trong hành trình nuôi nấng bé trưởng thành.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.