"Thằng bé nhà tôi khá lắm. Mới chưa đầy ba tuổi mà nó đã thuộc làu làu các nút bấm điều khiển vô tuyến. Máy tính bảng hay điện thoại di động, nó cũng tự động biết sử dụng thành thạo, nhiều khi hơn cả người lớn. Mà nào có ai dạy nó đâu. Đúng là không thể tin nổi."
Những câu tán dương kiểu như thế này từ ông bà bố mẹ đứa trẻ, chúng ta không hiếm gặp trong thời đại ngày nay. Khi mà thời buổi bùng nổ các phương tiện hiện đại đa chức năng, chưa cần đợi đến khi trẻ lớn lên và tiếp cận chúng, thì trẻ đã "nằm lòng" các phương tiện và cách thức vận hành chúng từ khi não bộ bắt đầu chính thức hoạt động.
Ngay từ khi trẻ chào đời, gắn bó với bố mẹ chúng vốn là những người trẻ kè kè bên mình các phương tiện này, việc trẻ tiếp cận các phương tiện truyền thông đa chức năng này đã diễn ra âm thầm bền bỉ theo một cách vô thức và thụ động.
Ba năm đầu đời là thời kỳ vàng để trẻ học ngôn ngữ và các kỹ năng khác liên quan đến sự phát triển não bộ của trẻ. Nên cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi chỉ cần nhìn qua thao tác sử dụng các phương tiện này một đôi lần từ người lớn là trẻ có thể bắt chước và làm lại một cách thuần thục.
Chẳng cần đợi đến khi trẻ phải biết đọc mới sử dụng đúng cách những phương tiện đó. Sự bắt chước một cách vô thức cộng với trí nhớ vàng của trẻ trong những năm đầu đời đủ để chúng lưu những thao tác lặp đi lặp lại có hệ thống vào đầu và tái sử dụng lại chúng trong những lần kế tiếp.
Vậy có quá ngộ nhận không khi các bậc ông bà cha mẹ trầm trồ khen ngợi các kỹ năng lặp lại theo kiểu thụ động đó của trẻ. Việc trẻ có khả năng bắt chước một hành vi nào đó và đem chúng phụ vụ chất lượng cuộc sống, cái đó đáng khen ngợi và không có gì phải bàn cãi.
Nhưng vấn đề ở chỗ, người lớn tán dương trẻ với khách khứa bạn bè, ngay cả khi có sự có mặt của trẻ. Vô hình chung họ đang cổ súy những phương tiện truyền thông đa chức năng đó, trẻ hoàn toàn được hoan nghênh và thoải mái khi sử dụng.
Tôi ngạc nhiên vì sự ngộ nhận khả năng trẻ từ phía người mẹ chúng. Nếu là tôi trong trường hợp người mẹ đó, thay vì tán dương con thông minh, tôi sẽ nghiêm giọng quát con vì hành động đó có thể gây ra những hậu quả khó lường. Rằng may mà có mẹ ở bên kịp thời đỡ con xuống.
Nhưng nếu không có mặt của người lớn mà con tiếp tục những hành vi có nhiều nguy cơ thế này, có thể con sẽ gặp rủi ro lần tới như ngã đập đầu xuống đất gây chấn thương rất nguy hiểm.
Tiếc là những kỳ vọng và sự yêu thương trẻ của người lớn dành cho chúng quá nhiều, đôi khi dẫn đến thái cực ngộ nhận. Chỉ một hành vi vượt trội của trẻ, cho dù theo chiều hướng nào, cũng được người lớn nhìn nhận như một sự đổi thay kỳ diệu. Điều đó khẳng định sự yêu thương của người lớn dành cho trẻ là điều quý giá, tuy nhiên phải đi chuẩn hướng thì mới giúp trẻ phát triển đúng quỹ đạo được.
Đừng nhầm lẫn tình yêu và sự kỳ vọng nơi trẻ bằng việc đánh đồng những hành vi tốt xấu nơi chúng. Đôi khi sự mù quáng nơi ông bà bố mẹ dẫn đến chiều hướng trẻ phát triển lệch lạc mà họ không ý thức được.