1. Tìm hiểu về vàng da sơ sinh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng đổi màu vàng hoặc xanh trên da và ở lòng trắng của mắt. Hiện tượng này do một yếu tố có tên là bilirubin có sắc tố màu vàng gây nên. Nó được tạo ra do vỡ hồng cầu. Thông thường, gan sẽ biến đổi các bilirubin này rồi tiết chúng qua mật và ruột non rồi theo phân và nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên, khi số lượng hồng cầu vỡ quá nhiều vượt quá khả năng chuyển hóa của gan sẽ gây ra hiện tượng vàng da ở trẻ.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng đổi màu vàng hoặc xanh trên da và ở lòng trắng của mắt - Ảnh minh họa: Internet

Có hai dạng vàng da là vàng da sơ sinh sinh lý và vàng da sơ sinh bệnh lý. Vàng da sơ sinh sinh lý thường xuất hiện sau 24 giờ tuổi và sẽ hết sau 1 - 2 tuần. Vàng da loại này thường nhẹ, chỉ thấy vàng ở vùng mắt, mặt và ngực. Bé vẫn bú tốt và khỏe mạnh. Còn trẻ sơ sinh bị vàng da hơn 1 tháng thì đó là vàng da bệnh lý. Mức độ sẽ nặng hơn, vàng da sẽ lan dần xuống đến chân, trong lòng bàn tay, bàn chân. Trẻ có thể dừng bú, lừ đừ, lá lách sưng to, co gồng khi thở...

Loại vàng da này cần phải được điều trị sớm trong 1 - 2 tháng đầu sau sinh để tránh làm tổn thương gan.

Có hai dạng vàng da là vàng da sơ sinh sinh lý và vàng da sơ sinh bệnh lý - Ảnh minh họa: Internet

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng vàng da

Trẻ sơ sinh bị vàng da chủ yếu là do 3 yếu tố sau:

- Trẻ bị vỡ hồng cầu nhiều hơn người lớn.

- Gan của trẻ sơ sinh đang trong thời kỳ phát triển chưa hoàn thiện nên chức năng gan kém, bị hạn chế chưa chuyển hóa hết chất bilirubin.

- Do một lượng nhỏ bilirubin từ phân được ruột tái hấp thu vào máu gây nên hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài.

3. Một số loại vàng da ở trẻ sơ sinh

- Vàng da sinh lý: Đây là loại phổ biến xuất hiện ở hầu hết các trẻ, thường là hiện tượng vàng da nhẹ do gan chưa trưởng thành nên dẫn đến chậm chuyển hóa bilirubin xuất hiện từ ngày thứ 2 và biến mất sau 1 - 2 tuần. Nếu trẻ gặp hiện tượng này thì cha mẹ không cần lo lắng bởi nó sẽ tự khỏi mà không cần phải can thiệp gì.

Vàng da sinh lý là loại phổ biến xuất hiện ở hầu hết các trẻ, thường là hiện tượng vàng da nhẹ do gan chưa trưởng thành nên dẫn đến chậm chuyển hóa bilirubin xuất hiện từ ngày thứ 2 và biến mất sau 1 - 2 tuần - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên cũng có trường hợp vàng da kéo dài dai dẳng hơn 14 ngày chiếm khoảng 10 - 15 %. Phần lớn là do tăng bilirubin trong máu không liên hợp lành tính, chỉ một số ít là liên quan đến các bệnh về gan, ứ mật. Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da hơn 1 tháng thì thường liên quan đến các bệnh về gan và các bệnh khác. Cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

- Vàng da ở trẻ non tháng: Ở hầu hết trẻ sinh non đều bị vàng da. Trong trường hợp này cần phải được điều trị sớm ngay từ khi mức bilirubin còn thấp hơn trẻ đủ tháng để tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

- Vàng do trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ.

- Vàng da so sữa mẹ chứa chất ngăn cản đào thải bilirubin: Ở một số sữa mẹ có chất ngăn cản sự đào thải bilirubin. Vì vậy, trẻ bú sữa mẹ sẽ bị vàng da do không đào thải được bilirubin ra ngoài. Tuy nhiên trường hợp này thường hiếm và an toàn khi trẻ vẫn bú mẹ và lên cân tốt.

- Vàng da do trẻ bất đồng nhóm máu với mẹ: Do trẻ và mẹ có nhóm máu bất đồng với nhau. Có khoảng 4 % trẻ bị bất đồng nhóm máu với mẹ phải thay máu.

Ngoài ra còn có trường hợp vàng da do bất đồng yếu tố Rh xảy ra khi mẹ có nhóm máu Rh âm và con có nhóm máu Rh âm. Trường hợp này khá nặng càng để sau thì mức độ nguy hiểm càng tăng.

Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da hơn 1 tháng thì thường liên quan đến các bệnh về gan và các bệnh khác. Cần được thăm khám và điều trị kịp thời - Ảnh minh họa: Internet

4. Cách nhận biết trẻ bị vàng da bệnh lý

Vàng da được gọi là bệnh lý khi trẻ sơ sinh có các dấu hiệu sau:

- Vàng da đậm, xuất hiện sớm.

- Không hết vàng sau 1 tuần đối với trẻ sinh thường và sau 2 tuần đối với trẻ sinh non. Trường hợp trẻ sơ sinh hơn 1 tháng tuổi chưa hết vàng da thì khả năng cao là trẻ đã bị mắc chứng vàng da bệnh lý.

- Mức độ vàng khắp toàn thân, kể cả vùng mắt.

- Ngoài biểu hiện da bị vàng trẻ còn có một số dấu hiệu bất thường như: lừ đừ, bỏ bú, co giật...

- Khi xét nghiệm sẽ thấy lượng bilirubin tăng cao trong máu bất thường.

Khi trẻ có các dấu hiệu trên, nhất là khi trẻ sơ sinh bị vàng da hơn 1 tháng thì lập tức phải đến các bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

5. Cách xử lý khi trẻ bị vàng da hơn 1 tháng

Thường trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý xuất hiện trong tuần đầu tiên do gan chưa chuyển hóa hết lượng bilirubin. Hiện tượng này phổ biến không đáng lo. Nhưng một số trẻ có thể bị tiến triển nặng hơn sẽ trở thành bệnh lý rất nguy hiểm. Trường hợp này trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt kéo dài. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể xảy ra những biến chứng như nhiễm độc thần kinh hay còn gọi là vàng da nhân do bilirubin ngấm vào não khiến trẻ bị bại não suốt đời hoặc nguy hiểm hơn là tử vong.

Bất cứ trẻ sơ sinh bị vàng da hơn 1 tháng đều cần được phải đưa đến bệnh viện để được khám và điều trị - Ảnh minh họa: Internet

Bất cứ trẻ sơ sinh bị vàng da hơn 1 tháng đều cần được phải đưa đến bệnh viện để được khám và điều trị. Vì nó có thể bắt nguồn từ nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau, phải tiến hành nhiều xét nghiệm mới có thể tìm ra, từ đó mới có hướng điều trị thích hợp nhất.

Hiện nay có 3 phương pháp chính để điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh, đó là:

- Cung cấp đủ nước và năng lượng cho trẻ qua việc bú mẹ trực tiếp hoặc truyền dịch, truyền albumin và dùng thuốc để tăng tốc độ chuyển hóa bilirubin.

- Chiếu đèn: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất. Nó khá an toàn và cũng rất hiệu quả mà giá thành lại khá rẻ.

Khi chiếu đèn năng lượng ánh sáng sẽ xuyên qua da, tác động lên các phân tử bilirubin nằm trong lớp mỡ dưới da để biến đổi các phân tử này thành các sản phẩm đồng phân hay các sản phẩm quang oxy hóa tan trong nước, không độc, sau đó sẽ được đào thải qua gan, mật, thận.

Phương pháp chiếu đèn được chỉ định sau 24 giờ tuổi để hạn chế những biến chứng có thể gặp. Người ta cũng có thể chiếu đèn dự phòng để ngừa vàng da cho nhóm trẻ có nguy cơ cao như trẻ sinh non, trẻ có bướu huyết thanh, trẻ sọ to, trẻ có tán huyết...

Khi được chiếu đèn, trẻ sẽ được cởi trần, có che kín mắt và bộ phận sinh dục, thường xuyên xoay trở mình cho trẻ để tăng diện tích tiếp xúc. Với trẻ khỏe mạnh đủ tháng chỉ sau 3 giờ có thể cho trẻ bú sữa mẹ bình thường. Không cần thiết cho trẻ ở phòng cách ly.

Khi chiếu đèn năng lượng ánh sáng sẽ xuyên qua da, tác động lên các phân tử bilirubin nằm trong lớp mỡ dưới da để biến đổi các phân tử này thành các sản phẩm đồng phân hay các sản phẩm quang oxy hóa tan trong nước, không độc, sau đó sẽ được đào thải qua gan, mật, thận - Ảnh minh họa: Internet

Ở một số trường hợp nhẹ, thường la do vàng da sinh lý, nếu không có điều kiện sử dụng máy móc, bố mẹ có thể tắm nắng cho trẻ. Đây là một mẹo dân gian để chữa vàng da ở trẻ sơ sinh.

- Thay máu: Phương pháp này thường được áp dụng khi trẻ đã bị nặng, có hiện tượng nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng quá cao gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Tùy vào trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng 1 phương pháp hay phối hợp 2 - 3 phương pháp với nhau để đạt hiệu quả cao nhất.

Trẻ sơ sinh bị vàng da hơn 1 tháng thường là dấu hiệu của bệnh vàng da bệnh lý, không nên kéo dài sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề. Do vậy cách tốt nhất là mẹ nên đến thăm khám tại các bệnh viện để được phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời.