Phụ Nữ Sức Khỏe

Hiểu đúng về chứng vàng da trẻ sơ sinh

Thiếu kiến thức về chứng vàng da khiến một số phụ huynh quá lo lắng, số khác lại dửng dưng khiến trẻ bị những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Vàng da do tăng lượng bilirubin trong máu, ở trẻ sơ sinh hiện tượng vàng da sẽ xuất hiện nếu lượng bilirubin tăng hơn 7mg %. Bệnh thường xuất hiện trong tuần đầu tiên sau sinh trong đó 80% trẻ sinh non bị vàng da. Với trẻ đủ tháng, bệnh này cũng xuất hiện từ 25 - 50%.

Nhiều phụ huynh khi thấy con bị vàng da thì lo lắng thái quá vì nghĩ vàng da là bệnh nguy hiểm, tất cả trường hợp vàng da đều có thể gặp biến chứng. Trong khi đó, vàng da có thể do nhiều nguyên nhân và chỉ những những trường hợp vàng da do bệnh lý mới chất chứa nhiều yếu tố nguy cơ.

Vàng da ở trẻ cần được thăm khám, theo dõi và điều trị thích hợp vì nếu trẻ mắc vàng da do bệnh lý, nếu không điều trị, trẻ dễ có thể bị dẫn đến tổn thương tế bào thần kinh không hồi phục, một số trường hợp thậm chí tử vong nếu mắc phải chứng vàng da nhân.

Các loại vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da sinh lý thường xuất hiện ở ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 sau khi sinh. Nguyên nhân gây vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh là do sự tích tụ của bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ giải phóng ra. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì các bé có lượng tế bào hồng cầu cao, các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới.

Trong khi đó, gan của bé lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết  bilirubin khỏi máu vì vậy gây nên vàng da. Khi bé được khoảng 2 tuần tuổi, gan đã phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý bilirubin nên bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.

Vàng da sinh lý chính vì thế chỉ xảy ra đơn thuần, tức màu da của trẻ đang hồng hào bỗng chuyển sang màu vàng hoặc màu vàng chanh. Thông thường với vàng da sinh lý, lượng bilirubin sẽ tăng chậm nhưng dưới 5mg%. Hiện tượng vàng da sẽ hết trong một tuần đối với trẻ sinh đủ tháng và khoảng 2 tuần đối với trẻ sinh thiếu tháng. Trong thời gian bị vàng da bệnh lý, trẻ vẫn ngoan, bú tốt, tăng cân tốt, diễn tiến lành tính.

Bệnh thường xuất hiện trong tuần đầu tiên sau sinh

Vàng da sữa mẹ là nguyên nhân thứ hai khiến màu da của bé thay đổi. Nguyên nhân do một chất nội tiết tố của mẹ truyền qua sữa, thường gặp 10% bà mẹ cho con bú và 70% người mẹ sinh lần đầu và cho con bú mẹ.

Vàng da do sữa mẹ thường xuất hiện từ ngày thứ 5 sau sinh, kéo dài khoảng 4 - 6 tuần nhưng không ảnh hưởng đến phát triển tinh thần và vận động của trẻ. Trẻ vẫn ăn ngủ bình thường, thể trạng tốt, đại tiện phân vàng, nước tiểu trong, gan lách không to. Sau 4 - 6 tuần, trẻ sẽ hết vàng do sự cân bằng nội tiết của mẹ.

Vàng da bệnh lý thật sự phải cẩn trọng. Vàng da bệnh lý xuất hiện sớm, thường trong ngày đầu sau sinh. Bệnh tiến triển rất nhanh, da vàng không chỉ ở mặt mà lan xuống tay chân. Bé mắc vàng da bệnh lý sẽ bú kém, bỏ bú, bứt rứt khó chịu. Ở trẻ sinh thiếu tháng, nhiễm trùng hoặc sinh ngạt dễ bị vàng da nặng.

Một số nguyên nhân

Vàng da bệnh lý do nhiễm khuẩn, hay gặp nhất ở trẻ mới sinh là nhiễm khuẩn rốn hoặc nhiễm khuẩn da. Hiện tượng vàng da có thể biểu hiện sớm hoặc muộn.


Vàng da cũng có thể do mẹ bị mắc giang mai. Với nguyên nhân này, trẻ thường bị vàng da nhẹ nhưng kéo dài. Kiểm tra sẽ thấy gan và lách phình to hơn bình thường.

 Vàng da do virút thông thường do lây từ mẹ sang con. Những người mẹ mắc viêm gan sinh con sẽ khiến trẻ bị lây bệnh từ khi còn thai nhi. Một số trường hợp vàng da sớm nhưng có cũng có trường hợp muộn.

Vàng da tan máu do bất đồng yếu tố Rh. Bệnh xảy ra khi người bố có yếu tố Rh+, người mẹ có yếu tố Rh- và sinh con có yếu tố Rh+.

Cuối cùng, một số trẻ có thể bị vàng da do tắc mật bẩm sinh. Nguyên nhân do đường mật bị teo nhỏ ở mức độ khác nhau. Với những bé này, hiện tượng vàng da thường kéo.

Làm sao để phát hiện vàng da?

Theo dõi vàng da là việc làm cần thiết, để quan sát được rõ sự thay đổi của màu da, không cho trẻ nằm trong tối, cần đưa trẻ ra ánh sát mặt trời để quan sát (không nên quan sát dưới ánh đèn, nhất là đèn có màu vàng).

Nên dùng tay ấn vào vùng da ở trán, mặt, ngực, bụng, dưới đùi, cẳng chân, bàn chân, bàn tay để xác định bé có bị vàng da hay không. Một số trẻ mới sinh da thường có màu đỏ nên sẽ khó thấy được vàng da, những trẻ bị vàng da, khi ấn vào da sẽ để lại màu vàng.

Với vàng da bệnh lý, bé sẽ được quang trị liệu hay còn gọi là chiếu đèn

Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ?

Nhiều người thấy con bị vàng da, nghĩ bé bị vàng da thông thường nên chỉ mang ra phơi nắng, đến khi bé bú kém, bỏ bú, mới đưa đến bệnh viện thì đã quá nặng.

80% trẻ sinh non bị vàng da

Ở bệnh vàng da, những triệu chứng sau đây cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám: Da của bé vàng ngày càng nhiều hơn; màu vàng ở mặt lan đến bụng và tay chân; bé kém linh hoạt, khó thức dậy; bé bú kém, bỏ bú, khóc thét, có dấu hiệu chướng bụng…

Điều trị vàng da như thế nào?

Vàng da sinh lý sẽ tự khỏi mà không cần lo lắng, bé không cần điều tại bệnh viện mà chỉ cần điều trị tại nhà. Để giúp trẻ mau hết vàng da sinh lý, mẹ cần cho bé bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ có thể giúp đào thải nhanh bilirubin qua đường tiêu hóa. Ngoài ra, trong sữa mẹ có chứa một số dưỡng chất quan trọng giúp các cơ quan chức năng của cơ thể trẻ phát triển.

Với vàng da bệnh lý, khi nhập viện, ngoài việc tìm nguyên nhân để điều trị, bé sẽ được các bác sĩ áp dụng quang trị liệu hay còn gọi là chiếu đèn. Trong suốt quá trình điều trị, trẻ được nằm trong luồng ánh sáng đặc biệt khoảng 24 giờ đồng hồ. Ánh sáng này giúp bé giảm vàng da bằng cách đào thải bilirubin trong máu. Một số trường hợp nặng có thể phải truyền máu hoặc thay máu.

Theo Đỗ Hoàng Yến/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Cần chuẩn bị gì khi du lịch cùng trẻ nhỏ?

Giải quyết các vấn đề khi đi chơi cùng trẻ nhỏ cần có kinh nghiệm phong phú. Hãy nghĩ trẻ...

Bác sĩ Nhi giải đáp: Có nên đeo bao tay cho trẻ sơ sinh?

Nhiều cha mẹ quan nhiệm nên đeo bao tay cho trẻ sơ sinh để giữ ấm, phòng trường hợp trẻ...

Mẹo phòng và điều trị eczema cho trẻ vào mùa đông

Eczema là bệnh khá phổ biến vào mùa đông, đặc biệt là ở trẻ em. Vì vậy, nếu con bạn...

Bụng to ở trẻ: Đâu là bệnh lý?

Bên cạnh bụng to ở trẻ phát triển dạng sinh lý, còn có trẻ bụng to do bệnh lý...

Cách hay để trẻ không mắc bệnh tiêu hoá mùa lạnh

Bệnh tiêu hóa là một bệnh khá phổ biến, nhất là trong thời điểm mùa đông xuân thời tiết thuận...

Cải thiện hội chứng kém hấp thu

Hội chứng kém hấp thu xảy ra khi các chất dinh dưỡng không được hấp thụ thật sự và tối...

Phòng bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh

Những căn bệnh về nhiễm khuẩn mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh như viêm kết mạc, lậu cầu… có...

Tin mới nhất

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

11 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

11 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

11 giờ trước

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

1 ngày 10 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

1 ngày 10 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

2 ngày trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

2 ngày trước

Hồ Bích Trâm sinh con

2 ngày 2 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

20/11/2024 07:14

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình