Nguyên nhân dẫn đến tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh có thể là do chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình thai nghén. Theo đó, mẹ bầu không bổ sung canxi hay thiếu canxi sẽ khiến trẻ sinh ra có nguy cơ bị hạ canxi máu. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng bé bị co giật tay chân khi ngủ.

Ngoài ra, thiếu vitamin D cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị co giật khi ngủ. Bởi, vitamin D là một trong những chất có ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ xương của trẻ nhỏ và điều hòa nồng độ canxi trong máu.

Bên cạnh đó, do phản xạ moro kích thích đột ngột, có thể là tiếng ồn bên ngoài quá lớn, hoặc chạm mạnh vào cơ thể khi bé đang ngủ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh bị co giật khi ngủ nhưng dù là lý do nào thì bố mẹ cũng không được chủ quan. (Ảnh minh họa: Internet)

Trẻ sơ sinh bị co giật khi ngủ, bình thường hay rất nguy hiểm?

Trường hợp trẻ sơ sinh bị co giật, nếu mẹ thấy tay và chân của bé run nhẹ nhàng những khi bố mẹ dùng tay giữ lại thì sẽ hết run thì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và sẽ biến mất khi trẻ lớn hơn 4 tháng tuổi.

Nhưng ngược lại, nếu trẻ vẫn bị co giật ngay cả khi giữ chân, tay thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để  tiến hành thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, siêu âm não và đo điện não đồ vì rất có thể nguyên nhân của tình trạng này là hạ canxi huyết, hạ magne huyết, hạ natri huyết, động kinh, viêm màng não mũ, xuất huyết não, nhiễm khuẩn huyết…

Thế nhưng, khi bé bị co giật, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh việc để kiểm tra chắc chắn về vấn đề sức khỏe của bé, nhất là khi điều này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh.

Khắc phục tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh

Thường xuyên cho trẻ tắm nắng để bổ sung vitamin D bởi co giật cũng là một trong những dấu hiệu còi xương sớm ở trẻ.

Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho mẹ để có thể tăng cường dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh thông qua sữa mẹ. 

Cho bé uống bổ sung vitamin D nếu có sự chỉ định của bác sĩ.

Khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu co giật khi ngủ, bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để thăm khám, tranh trường hợp để lâu sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé. (Ảnh minh họa: Internet)

Trẻ sơ sinh bị co giật khi ngủ là biểu hiện của bệnh động kinh

Sóng điện não của con người khi ngủ sẽ biến đổi từ trạng thái ru ngủ sang ngủ nông rồi đến ngủ sâu, ngủ rất lâu và ngủ mơ. Chu kỳ này có thể lặp đi lặp lại 3 đến 4 lần mỗi đêm. Theo đó, cơn động kinh trong giấc ngủ có thể xảy ra vào 1 đến 2 giờ đầu sau khi bé đi vào giấc ngủ, tức là lúc diễn ra trạng thái ngủ nông (vào ban đêm) hoặc sau khi thức giấc.

Bên cạnh đó, một số dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bố mẹ nhận biết được bé bị co giật khi ngủ có bị động kinh hay không?

Giai đoạn trương lực: Xuất hiện lúc trẻ phát bệnh và kéo dài khoảng 30 giây. Theo đó, trẻ sẽ bị ngất đột ngột, dù trước đó đang vui chơi bình thường, kèm theo chân tay co cứng lại, da xanh tái, thở dốc, hai hàm răng nghiến chặt và mắt trợn ngược lên.

Giai đoạn giật rung: Người bé sẽ co giật mạnh, răng nghiến chặt, chân tay co quắp, lưỡi chuyển động theo từng cơn co giật, mặt và miệng bị méo, sùi bọt mép; thường kéo dài trong 3 phút rồi trẻ sẽ bị hôn mê.

Giai đoạn hôn mê: Hiện tượng này thường diễn ra khoảng 15 phút đến 1 giờ, kèm theo đó các cơ của bé sẽ dần giãn ra mềm nhũn, miệng thở khò khè, da xanh tái. Khi tỉnh dậy, trẻ sẽ rất mệt mỏi và không nhớ chuyện gì đã xảy ra.

Đặc biệt lưu ý, khi các cơn co giật của trẻ sơ sinh kéo dài hơn 5 phút và lặp đi lặp lại thường xuyên thì tình trạng của bé đã rất nặng. Nếu không kịp thời chữa trị sẽ gây ra những tổn thương não bộ, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng của bé.