Trẻ giật mình khóc đêm: Hướng dẫn cha mẹ cách xử lý hiệu quả
Tại sao trẻ giật mình khóc đêm?
Trẻ giật mình khóc thét khi đang ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường, đặc biệt là trong ba tháng đầu của trẻ sơ sinh mà dân gian thường gọi là “khóc dạ đề”.
Nguyên nhân chính là do trẻ sơ sinh vẫn chưa quen với nhịp sinh hoạt sau khi rời khỏi bụng mẹ, hệ tiêu hoá của bé còn non nớt nên xảy ra trường hợp nhu động ruột làm xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội. Hiện tượng này sẽ giảm bớt dần khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên, hệ tiêu hoá đã hoàn thiện dần.
Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên, kéo dài và ở các bé có độ tuổi càng lớn thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý, các bậc phụ huynh không nên lơ là.
Một số nguyên nhân thường khiến trẻ giật mình khóc đêm như:
Trẻ gặp ác mộng
Trẻ em cũng có khả năng gặp ác mộng như người lớn. Tiếng khóc của trẻ có thể liên quan đến giấc mơ. Ví dụ ban ngày trẻ bị quát mắng dẫn đến tâm lý sợ hãi, dần hình thành nỗi ám ảnh trong tâm trí và trẻ sẽ có một giấc mơ xấu.
Nếu quan sát mẹ sẽ thấy trẻ thường hay co giật, nhấp nháy mi mắt, hơi thở không đều, ngủ không sâu và cuối cùng là sẽ thức giấc với tiếng khóc và sự khó chịu.
Ngoài ra, nếu ban ngày trẻ vui chơi, đùa giỡn quá nhiều vào ban ngày thì ban đêm cũng sẽ khó ngủ do cơ thể mệt mỏi.
Trẻ thiếu chất dinh dưỡng cần thiết
Từ giai đoạn sơ sinh, trẻ cần được cung cấp đầy đủ vitamin D và các khoáng chất khác cho sự phát triển của mình. Thiếu các chất dinh dưỡng này cũng sẽ khiến trẻ giật mình khóc đêm.
Khi không cung cấp đủ vitamin D cho trẻ, cơ thể trẻ sẽ dẫn tới hiện tượng thiếu canxi, làm cản trở quá trình sản xuất ra melatonine, một loại chất tạo cảm giác thư giãn và đem lại giấc ngủ ngon.
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá
Hệ tiêu hoá của trẻ em chưa được hoàn thiện như người lớn nên trẻ rất dễ bị chướng bụng, đầy hơi do chế độ ăn không hợp lý. Các mẹ có thể đã cho con ăn quá no, quá sớm hoặc quá trễ, hoặc ăn nhiều loại thực phẩm mà cơ thể trẻ chưa thể hấp thu hoàn toàn.
Các thức ăn không thể tiêu hoá sẽ bị lên men và gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ không thể ngủ ngon và quấy khóc vào ban đêm.
Một số nguyên nhân khác:
Mỗi bé có thể dậy từ 3-4 lần mỗi buổi tối để “ăn”, có thể do con quá đói nên giật mình khóc lóc đòi bú.
Tã bị ướt khiếm bé cảm giác khó chịu và giật mình tỉnh giấc.
Không gian ngủ không được thoải mái, chật hẹp hoặc nhiệt độ phòng quá cao, hoặc quá nóng cũng có thể là nguyên nhân khiến bé không hài lòng nên quấy khóc.
Không có cha mẹ ngủ bên nên nhiều bé cũng có cảm giác không an toàn, vì vậy bé khóc để được sự vỗ về của cha mẹ.
Trẻ đang mắc các bệnh về đường hô hấp khiến trẻ sổ mũi, nghẹt mũi hoặc ho cũng sẽ khiến bé không thể ngủ sâu, thức giấc và khóc thét giữa đêm.
Làm gì khi trẻ giật mình khóc đêm?
Dù là vì nguyên nhân nào thì nếu hiện tượng bé giật mình khóc vào ban đêm diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của trẻ. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến trẻ thức dậy trễ, buổi sáng sẽ không được tỉnh táo, khó chịu và cản trở quá trình phát triển thể chất của trẻ.
Bên cạnh đó, trẻ giật mình khóc đêm sẽ làm tăng nguy cơ đột tử, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ chậm tăng cân và phát triển chiều cao.
Vì vậy, tuỳ vào từng nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm các mẹ có thể áp dụng một số giải pháp khắc phục sau:
Nếu do trẻ bị rối loạn tiêu hoá: Mẹ có thể xoa bụng, xoa lưng để trẻ không còn cảm thấy khó chịu. Các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ, tránh ăn sát giờ ngủ và những món ăn khó tiêu hoá. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng thêm men tiêu hoá để giải quyết tình trạng rối loại tiêu hoá này.
Nếu do trẻ bị thiếu chất: Cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm như tôm, cá, hải sản, rau củ xanh… để bổ sung canxi, sắt, kẽm, vitamin D,.. Chế độ ăn uống đủ chất cũng sẽ giúp cho trẻ tăng sức đề kháng để không bị bệnh vặt thường xuyên, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Nếu do trẻ gặp ác mộng: Mẹ cần vỗ về con để tạo cảm giác an toàn và trẻ quên đi nỗi sợ hãi. Nếu bé nhà bạn đã lớn, bạn nên tâm sự, trò chuyện với bé để tìm nguyên nhân làm bé sợ hãi và giúp bé vượt qua nỗi sợ này. Khi ngủ, bạn có thể cho bé ôm thêm gối ôm hoặc gấu bông để bé dễ chìm sâu vào giấc ngủ hơn.
Tạo không gian ngủ thoải mái: Phòng ngủ cũng là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến giấc ngủ của trẻ. Điều kiện tiên quyết là phòng ngủ phải tối và mát mẻ. Nhiệt độ lý tưởng cho bé là từ 27 -28 độ C.
Nếu trẻ nằm trên giường, cha mẹ cần bố trí thêm thanh chắn giường để an toàn cho trẻ. Các mẹ có thể tập cho trẻ nhận thức được giờ giấc đi ngủ bao gồm vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cho trẻ uống sữa, đọc truyện hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng.
Các lý do khác: Các mẹ nên kiểm tra tã của bé, nếu tã đã quá ướt thì cần thay ngay để trẻ không khó chịu và bị viêm da. Chúng ta cũng nên cho trẻ bú no trước khi đi ngủ, đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì phải cho trẻ bú đêm khoảng 2-3 lần để trẻ không bị đói. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian của ông bà như cho trẻ đeo vòng dâu tằm, giấu dưới gối một con dao, củ tỏi… để con ngủ yên giấc hơn.
Nếu trẻ giật mình khóc đêm kèm các biểu hiện bệnh lý như nôn ói, sốt cao, sụt cân, kém ăn… thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra kỹ lưỡng và có hướng điều trị phù hợp.
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy cần đảm bảo trẻ được ngủ đủ và ngon giấc. T
ìm hiểu về những nguyên nhân và giải pháp khắc phục hiện tượng trẻ giật mình khóc đêm sẽ giúp cha mẹ hạn chế hiện tượng này và từ đó giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh. Nếu bé nhà bạn đang gặp hiện tượng này, các mẹ bỉm sữa hãy áp dụng ngay những giải pháp trên.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...