Bệnh bỏng dạ (thủy đậu, trái rạ, phỏng rạ) là một căn bệnh thường gặp ở trẻ, tùy từng vùng miền mà có tên gọi khác nhau. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất vẫn là đối tượng trẻ em. 

Nếu chăm sóc trẻ bị bỏng dạ không đúng cách có thể khiến cho cơ thể để lại nhiều vết sẹo rỗ, sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ cho làn da suốt đời. Vậy đâu là nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Nguyên nhân trẻ bị bỏng dạ

Bệnh bỏng dạ chủ yếu xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi từ 5-10 tuổi. Virus varicella - zoster chính là tác nhân gây bệnh. Đầu mùa xuân, kéo dài sang mùa hè chính là thời điểm dịch thủy đậu bùng phát. Nếu người lớn mắc bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn trẻ em, đặc biệt mẹ mang thai bị thủy đậu. 

Virus varicella - zoster rất dễ lây lan và tốc độ lây nhiễm nhanh chóng qua con đường hô hấp hoặc tiếp xúc da thịt. Bệnh thường khó tái phát, nếu đã bị một lần trong đời thì sau đó rất khó xuất hiện trở lại, nếu có cũng nhẹ hơn lúc đầu rất nhiều.

Bệnh bỏng dạ (thủy đậu, trái rạ, phỏng rạ) là một căn bệnh thường gặp ở trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Đối tượng trẻ em dễ mắc bệnh bỏng dạ:

  • Trẻ em chưa từng mắc bệnh thủy đậu
  • Hệ miễn dịch của trẻ non yếu
  • Trẻ chưa tiêm vắc xin ngăn ngừa bệnh thủy đậu

2. Dấu hiệu trẻ bị bỏng dạ

Hiện tượng trẻ bị bỏng dạ ban đầu có thể khiến cho mẹ bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác. Vì vậy, mẹ cần phải chú ý những diễn biến bệnh của con để chẩn đoán đúng bệnh và có cách điều trị phù hợp kịp thời.

Dưới đây là một số biểu hiện trẻ bị bỏng dạ:

Bệnh có thể kéo dài thời gian ủ và phát bệnh từ 10-21 ngày kể từ  sau khi tiếp xúc với người bệnh. Đầu tiên, khi cơ thể chưa phát ban, trẻ có các triệu chứng bỏng dạ như:

  • Trẻ mệt mỏi
  • Đau đầu nhẹ
  • Sốt nhẹ
  • Ăn không ngon miệng

Xuất hiện các nốt phát ban, có thể nổi ở một số bộ phận trên cơ thể như mặt, lưng, cổ, bụng, chân, tay,...Một số trường hợp nặng hơn, các nốt phát ban có thể mọc ở toàn bộ cơ thể, mắt, cổ họng, hậu môn,...

Khi xuất hiện các nốt phát ban, sắc thái và hình dạng phát ban gồm có 3 giai đoạn, đó là:

  • Nổi nốt đỏ trên da, màu hồng, ửng đỏ và ngứa
  • Mụn nước phát triển to hơn, căng cứng do chứa đầy nước bên trong, rất dễ vỡ khi trẻ đụng vào gây rỉ nước
  • Các mụn nước vỡ ra, sẽ dần đóng vảy cứng và thâm lại
Bệnh có thể kéo dài thời gian ủ và phát bệnh từ 10-21 ngày kể từ  sau khi tiếp xúc với người bệnh - Ảnh minh họa: Internet

3. Những biến chứng của bỏng dạ

Thông thường, thủy đậu là một căn bệnh ngoài da, không gây nguy hiểm với tính mạng. Tuy nhiên đối với các trường hợp sau đây, trẻ có thể bị biến chứng nguy hiểm:

  • Trẻ sơ sinh bị thủy đậu nhưng vệ sinh kém
  • Trẻ có mẹ chưa tiêm vắc xin thủy đậu hoặc chưa từng bị thủy đậu
  • Trẻ bị bỏng dạ khi đang bị hen suyễn
  • Trẻ có hệ miễn dịch yếu do bệnh ung thư hoặc HIV
  • Trẻ đang dùng một số loại thuốc để chữa bệnh khác

Một số biến chứng nguy hiểm, trẻ có thể mắc phải như:

  • Viêm não
  • Viêm phổi
  • Mất nước
  • Nhiễm trùng da
  • Hội chứng sốc nhiễm độc
  • Hội chứng Reye
Bệnh bỏng dạ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet

4.  Cách chăm sóc và điều trị cho trẻ bị phỏng dạ

4.1 Cách chăm sóc trẻ bị bỏng dạ

Trẻ bị bỏng dạ phải làm sao? Bỏng dạ là một căn bệnh dễ lây lan và nếu không giữ gìn cẩn thận có thể khiến cho bệnh lây lan sang các vùng da khác rộng hơn. Vì vậy mẹ cần cho trẻ kiêng cữ một số điều sau:

  • Cách ly trẻ, không để trẻ tiếp xúc với nhiều người, từ khi trẻ nổi ban cho đến khi nốt ban khô và bong tróc hết vảy
  • Cho trẻ nằm trong phòng kín, tránh gió lùa nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng
  • Luôn giữ cho da bé sạch và khô, không để trẻ gãi làm vỡ mụn nước
  • Vệ sinh răng miệng cho bé bằng nước muối sinh lý

4.2 Sử dụng thuốc

  • Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu, chỉ có thể điều trị các triệu chứng.
  • Mẹ nên sử dụng thuốc kháng histamin chống ngứa như Dimedrol để bôi cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Nếu bé bị sốt thì mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt  Paracetamol
  • Dùng dung dịch màu xanh methylen hoặc thuốc tím 1/4000 để chấm lên các nốt loét
  • Mẹ tuyệt đối, không được cho trẻ uống thuốc chứa aspirin

Dùng dung dịch màu xanh methylen hoặc thuốc tím 1/4000 để chấm lên các nốt loét - Ảnh minh họa: Internet

4.2 Trẻ bị phỏng dạ cần kiêng gì và nên ăn gì?

Nên ăn:

  • Mẹ nên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày
  • Cho bé ăn các món ăn thanh đạm lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như soup, cháo yến mạch, cháo đậu xanh,...
  • Ăn thực phẩm chứa nhiều kẽm, canxi, magie như ngũ cốc, nấm, các loại hạt,...
  • Bổ sung vào thực đơn của trẻ nhiều rau xanh và  trái cây

Nên kiêng: 

  • Mẹ cần tránh cho con ăn những thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng vì có thể gây nhiệt miệng, đau họng
  • Kiêng ăn nhóm thực phẩm nhiều chất béo bão hòa từ thịt, sữa, bơ, phô mai,... vì chúng gây viêm và làm cho các nốt mụn nước lâu mất hơn.
  • Mẹ tránh cho bé ăn hải sản, đồ nếp, bánh socola,...
Mẹ cần tránh cho con ăn những thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ - Ảnh minh họa: Internet

4.3 Áp dụng một số mẹo dân gian chữa thủy đậu

 Song song với việc chăm sóc và điều trị bệnh bỏng dạ của trẻ, mẹ nên sử dụng một số loại nước tắm lá có công dụng hỗ trợ điều trị thủy đậu hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng thành công cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho con.

Sử dụng nước tắm lá kinh giới: Lá kinh giới được xem là một thảo dược tự nhiên trong điều trị một số bệnh ngoài da, trong đó có thủy đậu. Một số hoạt chất trong lá kinh giới có công dụng kháng viêm, sát khuẩn, giúp nhanh chóng đóng miệng các nốt lở loét, khô và bong vảy nhanh hơn.

Để trị bỏng dạ, mẹ hãy dùng khoảng 100g lá kinh giới đun sôi với 3 lít nước trong 30 phút. Sau đó pha thêm nước sao cho vừa ấm để tắm nhẹ nhàng cho trẻ. Thực hiện mỗi ngày 1 lần.

Tắm lá kinh giới có công dụng kháng viêm, sát khuẩn, giúp nhanh chóng đóng miệng các nốt lở loét, khô và bong vảy nhanh hơn - Ảnh minh họa: Internet

Dùng nước tắm lá tre: Lá tre có công dụng giảm ngứa, khiến cho bé dễ chịu hơn, ngăn ngừa bé gãi làm vỡ mụn nước. Mẹ hãy hái một nắm lá tre tươi đun sôi với 3 lít nước sạch, pha thành nước ấm để tắm cho con mỗi ngày.

Sử dụng lá sầu đâu: Lá sầu đâu giúp bé giảm ngứa, phục hồi nhanh chóng làn da bị tổn thương, lở loét.

Mẹ hãy lấy 300g lá sầu đâu tươi rửa sạch, sau đó đun sôi với 2 lít nước, pha thành nước ấm để tắm nhẹ nhàng cho bé mỗi ngày.

5. Cách phòng tránh bé bị bỏng dạ

  • Tiêm phòng vắc xin ngăn ngừa thủy đậu là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh cho bé. Mẹ có con nhỏ nên theo dõi lịch tiêm phòng của bé để cho bé tiêm đầy đủ các mũi thủy đậu:

-Mũi 1: Trẻ trên 1 tuổi

- Mũi 2: Trẻ từ 1 tuổi trở lên (cách mũi 1 ít nhất 1 tháng)

  • Trường hợp, bé chưa tiêm vắc xin thủy đậu mà không may tiếp xúc với người bệnh thì nên cho bé tiêm ngừa ngay vắc xin trong vòng 3 ngày sau đó.
Tiêm phòng vắc xin ngăn ngừa thủy đậu là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh cho bé - Ảnh minh họa: Internet
  • Trong quá trình điều trị bỏng dạ cho con hoặc thành viên khác trong gia đình, mẹ nên tuyệt đối không sử dụng chung đồ dùng cá nhân của người bệnh cũng như không đụng vào mụn nước để tránh lây lan lẫn nhau.
  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân, rửa tay chân bằng các chất tẩy rửa, sát khuẩn.
  • Trong trường hợp trẻ bị phát ban ở mắt, nốt loét có dấu hiệu nhiễm trùng, trẻ kèm theo một số dấu hiệu nguy hiểm như khó thở, ho, run, nhịp tim nhanh hoặc trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì phụ huynh nên cho bé đến các trung tâm y tế ngay.

Trên đây là một số kiến thức khi trẻ bị bỏng dạ. Mẹ cần hết sức lưu ý để biết cách chăm sóc và điều trị đúng hướng cho con, tránh những biến chứng nguy hiểm mà trẻ có thể mắc phải.