Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ em bị tiêu chảy: Nên và không nên ăn gì?

Trẻ em bi tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh con mình gặp phải tình trạng tiêu chảy. Bài viết sẽ giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc này.

Trẻ bị tiêu chảy là tình trạng bé đi ngoài chất lỏng bất thường, có thể lên đến từ 3-10 lần/ngày. Chất thải của trẻ có dạng lỏng, có thể sệt, có nhiều màu khác nhau như nâu, vàng, xanh.

Trẻ em (đặc biệt là trẻ sơ sinh) có thể mắc phải bệnh tiêu chảy cấp hoặc mãn tính do một số nguyên nhân như vi khuẩn, ký sinh trùng, virus. Phần lớn, tiêu chảy cấp có thể tự khỏi sau 3-10 ngày, tuy nhiên có một số trường hợp có thể biến chứng nguy hiểm thành dịch Rotavirus. 

Vậy đâu là nguyên nhân, triệu chứng và trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì, chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.

tre em bi tieu chay nen an gi 1
Trẻ bị tiêu chảy là tình trạng bé đi ngoài chất lỏng bất thường, có thể lên đến từ 3-10 lần/ngày - Ảnh minh họa: Internet

1. Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy

Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ có thể do ký sinh trùng, virus hoặc vi khuẩn. Dưới đây là một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ trẻ mắc phải:

  • Trẻ bị suy dinh dưỡng
  • Độ tuổi thường gặp: Bé bắt đầu ăn dặm từ 6-11 tháng tuổi
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch sau khi mắc sởi hoặc bé bị nhiễm HIV
  • Mùa khô lạnh, rotavirus bùng  phát, tăng nguy cơ lây lan.
  • Giai đoạn bé ăn dặm bé rất dễ tiếp xúc với vi khuẩn, vi trùng gây bệnh thông qua đồ ăn dặm, bú bình, nước ô nhiễm hoặc do mẹ vệ sinh cá nhân không sạch sẽ sau khi dọn phân, chế biến thức ăn,...
tre em bi tieu chay nen an gi 2
Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị tiêu chảy - Ảnh minh họa: Internet

2. Triệu chứng trẻ bị tiêu chảy

Mẹ nên nắm rõ một số dấu hiệu của bệnh tiêu chảy của bé để từ đó có phương hướng xử lý hoặc chăm sóc đúng cách, kịp thời. Dưới đây là một số triệu chứng khi trẻ bị tiêu chảy:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng có tần suất đi ngoài nhiều hơn bình thường, có thể từ 3-10 lần/ngày, thậm chí hơn. Phân của bé thường rất lỏng nhưng cũng có thể sệt, màu xanh, vàng hoặc nâu.
tre em bi tieu chay nen an gi 3
Phân của bé thường rất lỏng nhưng cũng có thể sệt, màu xanh, vàng hoặc nâu - Ảnh minh họa: Internet
  • Đối với trẻ bú sữa mẹ có thể đi nhiều lần hơn, phân lỏng hơn so với trẻ bú sữa công thức. Trẻ trên 1 tuổi, có thể đi ngoài ngày 1-2 lần.
  • Trong trường hợp trẻ em bị tiêu chảy cấp, phân rất lỏng kèm mùi hôi tanh, khó chịu. 
  • Trẻ có thể kèm theo một số triệu chứng khác như bỏ ăn, mệt mỏi, quấy khóc, sốt, nôn và buồn nôn, đau bụng,...

3. Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì?

Dựa vào độ tuổi của bé, mẹ nên có cách chăm sóc trẻ hợp lý khi bị tiêu chảy. Đối với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ thì lúc này khẩu phần ăn của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con. Vì vậy trong thời gian này mẹ nên ăn gì và kiêng gì là vô cùng quan trọng.

Đối với trẻ đã biết ăn dặm và trẻ lớn hơn, mẹ có thể bổ sung đồ ăn phù hợp cho con ăn trực tiếp để giúp con nhanh chóng khỏi bệnh. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể đối với từng lứa tuổi của trẻ như sau:

3.1 Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì và kiêng gì?

Nên ăn: Thực đơn món ăn của mẹ khi con bị tiêu chảy, theo các bác sĩ khuyến cáo mẹ nên thực hiện chế độ ăn BRAT, cụ thể là các món:

  • Banana (Mẹ nên ăn chuối)
  • Rice (Mẹ nên ăn cơm)
  • Apple (Mẹ nên ăn táo)
  • Toast (Mẹ nên ăn bánh mì)

Đây là top những món ăn ít béo, ít đạm, dễ tiêu hóa và có công dụng hỗ trợ điều trị tiêu chảy cho bé thông qua đường sữa cho con bú. Lượng chất xơ trong những món ăn trên giúp phân của trẻ từ lỏng chuyển sang đặc hơn.

tre em bi tieu chay nen an gi 4
Mẹ nên thực hiện chế độ ăn BRAT theo khuyến cáo của bác sĩ khi con bị tiêu chảy - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, chuối chứa nhiều kali, thành phần rất tốt được xem như một chất điện giải để con không bị mất nước do tiêu chảy. 

Mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày các món ăn khác rất tốt cho hệ tiêu hóa như bánh quy, khoai tây, trứng, đậu trắng, thịt gà không da.

Mẹ cũng nên bổ sung các vi khuẩn lành mạnh, hữu ích cho bé bằng cách ăn sữa chua, yaourt. Chúng có thành phần giúp chống lại vi trùng gây hại cho hệ tiêu hóa cũng như bổ sung các vi khuẩn sống, lành mạnh để thay thế cho các vi khuẩn đã bị mất đi trong quá trình trẻ bị tiêu chảy.

Nên kiêng: Em bé bị đi ngoài mẹ kiêng ăn gì? Bên cạnh những món ăn mẹ nên bổ sung thì mẹ cũng cần lưu ý đó là trong giai đoạn này mẹ cần tránh uống sữa và ăn các thức ăn chế biến từ sữa vì chúng có thể làm cho tình trạng tiêu chảy ở trẻ trở nên trầm trọng hơn.

tre em bi tieu chay nen an gi 5
Mẹ nên tránh uống sữa và ăn một số sản phẩm từ sữa khi con bị tiêu chảy - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, mẹ cần tránh ăn một số món gây kích thích ruột hoặc có hại cho hệ tiêu hóa của trẻ như thức ăn cay nóng, đồ uống có ga, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ; đồ ăn gây kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,...

3.2 Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì?

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bé đã biết ăn dặm thì mẹ nên cho bé ăn một số món có lợi với hệ tiêu hóa của bé lúc này. Bên cạnh đó cũng có một số loại thức ăn bé cần kiêng để giúp trẻ nhanh chóng đẩy lùi bệnh và hồi phục sức khỏe theo gợi ý dưới đây.

Gừng: Gừng được xem như một loại "thần dược" để trị tiêu chảy cũng như giúp kích thích nhu động ruột, làm mềm thức ăn dễ tiêu hóa hơn, ngăn ngừa buồn nôn, đầy hơi. Khi nấu cháo hoặc thức ăn cho bé mẹ nên cho một chút gừng xay nhuyễn vào để giúp trẻ có thể ăn được.  Nếu trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể giã gừng pha với nước ấm cho bé uống trực tiếp.

Nước chanh: Chanh chứa nhiều Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé. Mẹ pha nước cốt chanh cùng với nước ấm, thêm vài hạt muối, không thêm đường và cho bé uống sẽ giúp bé sớm chấm dứt tình trạng tiêu chảy. Nước chanh cũng cung cấp nước, chất điện giải, calo, tránh cơ thể bé bị mất nước.

Cháo trắng: Trẻ bị tiêu chảy nên ăn cháo gì? Mẹ nên nấu cháo gạo trắng hoặc cơm trắng thay vì dùng gạo lứt vì gạo trắng chứa nhiều carbohydrate, giúp phân của trẻ cứng hơn, kích thích sản sinh vi khuẩn có lợi. Trong khi đó, gạo lứt lại chứa nhiều chất xơ khó tiêu.

tre em bi tieu chay nen an gi 6
Khi bé bị tiêu chảy, mẹ nên dùng gạo trắng thay vì gạo lứt - Ảnh minh họa: Internet

Lựu: Mẹ nên cho bé ăn lựu hoặc uống nước ép lựu pha loãng khi con bị tiêu chảy vì lựu cũng là một vị thuốc tự nhiên có công dụng điều trị tiêu chảy ở trẻ hiệu quả.

Nên kiêng: Bên cạnh những món ăn tốt cho trẻ bị tiêu chảy như trên, mẹ cần kiêng cho con ăn các món như tôm, cua, cá vì chúng chứa nhiều protein kích thích gây dị ứng, khiến bé dễ bị nôn trớ, đau bụng. Ngoài ra, các loại thủy hải sản có mùi tanh - đây là yếu tố hấp dẫn các vi khuẩn của mầm bệnh tiêu chảy.

4. Khi nào mẹ nên cho trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay?

Nếu trẻ chỉ bị tiêu chảy cấp tính thông thường, trẻ vẫn chơi ngoan, không quấy khóc hoặc sốt, mệt mỏi,... thì mẹ có thể tự chăm sóc trẻ đúng cách tại nhà. Trong trường hợp bé bị tiêu chảy kèm theo các dấu hiệu dưới đây thì mẹ nên cho con đi khám ngay lập tức, tránh biến chứng nguy hiểm:

  • Phân của trẻ kèm theo máu
  • Trẻ bị nôn ói nhiều, không nạp thức ăn
  • Trẻ hoàn toàn bỏ ăn
  • Mẹ sợ trẻ bị mất nước do con đi ngoài quá nhiều lần
  • Dịch nôn ói có màu xanh lá cây
  • Tiêu chảy không khỏi sau 7 ngày
  • Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, lừ đừ, không tỉnh táo
  • Trẻ đau bụng nhiều, quấy khóc và sốt

Trên đây là một số thông tin hữu ích và cách chăm sóc con hợp lý khi bé bị tiêu chảy. Mẹ cũng nên nắm rõ kiến thức trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì để giúp con nhanh khỏi bệnh.

Bảo Nhàn

Tin liên quan

Muốn con giỏi toán từ nhỏ, bố mẹ hãy dạy con cách tính nhẩm tuyệt vời của người Nhật

Trẻ em Nhật có khả năng tính nhẩm siêu nhanh nhờ được học những phương pháp dạy tính toán vô...

Trẻ bị sốt về chiều và đêm: Cha mẹ cần làm gì?

Sốt là biểu hiện thông thường của cơ thể phản ứng lại với các tác nhân gây bệnh. Có một...

Cách nấu món ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi tăng cân nhanh chóng mà mẹ không tốn nhiều thời...

Việc ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi cực kỳ quan trọng vì giai đoạn này trẻ đã có thể...

Hướng dẫn cha mẹ cách xử lý khi trẻ ăn vào là bị nôn

Trẻ ăn vào là bị nôn là tình trạng thường xuyên và phổ biến xảy ra đối với trẻ em...

Con cái di truyền gene gì từ cha mẹ?

Giới tính, chiều cao, màu mắt, răng, nguy cơ bệnh tâm lý của con phụ thuộc gene cha; trí thông...

Trở thành bố mẹ tuyệt vời nhờ phương pháp dạy con thời hiện đại

Thế giới ngày nay phát triển không ngừng, việc nuôi dạy một đứa trẻ không phải là điều dễ dàng....

Mách mẹ cách xây dựng thực đơn cho trẻ 1 tuổi bị táo bón

Táo bón là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở trẻ em. Nếu cha mẹ quan...

Tin mới nhất

Những việc cấm kỵ với vùng kín phụ nữ

2 ngày 17 giờ trước

Thói quen không ngờ làm giảm ham muốn 'yêu'

2 ngày 17 giờ trước

Cách đơn giản để nam giới kéo dài cuộc 'yêu'

2 ngày 17 giờ trước

6 loại thảo mộc 'đánh thức' ham muốn tình dục

2 ngày 17 giờ trước

Một loại virus phổ biến lây qua đường tình dục

2 ngày 17 giờ trước

Nhu cầu tình dục cao nhất ở độ tuổi nào?

2 ngày 17 giờ trước

5 "bảo bối" phòng the giúp chàng thăng hoa trong mọi cuộc yêu, điều thứ 2 đơn giản nhưng ít...

2 ngày 20 giờ trước

Những tuyệt chiêu giúp chồng đánh thức "ham muốn" khi yêu, chiêu thứ 2 đơn giản nhưng khiến chàng đứng...

2 ngày 20 giờ trước

Sau đám tang của bố chồng, tôi sốc ngất phát hiện dưới gối của ông có một tờ giấy siêu...

2 ngày 21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình