Nguyên nhân trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi vách ngăn giữa dạ dày và thực quản, tức van tâm vị bị tổn thương dẫn đến rối loạn hoạt động, thường xuyên mở ra khiến cho acid, dịch vị cũng như thức ăn trong dạ dày bị trào ngược lên vùng thực quản.

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi vách ngăn giữa dạ dày và thực quản bị tổn thương - Ảnh minh họa: Internet

Nếu như ở người lớn, nguyên nhân gây ra trào ngược thường do stress, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không khoa học, lạm dụng thuốc hay biến chứng từ một số căn bệnh dạ dày khác thì nhóm nguyên nhân này ở trẻ em lại khác hoàn toàn. Cụ thể, nguyên nhân chủ yếu làm trẻ nhỏ hoặc trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày thực quản gồm:

Dạ dày của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh. Kích thước dạ dày của bé thường khá nhỏ, nằm ngang và cao hơn so với người lớn nên trẻ rất dễ gây ọc sữa hoặc thức ăn.

Các cơ thắt ở đầu dạ dày chỉ mở ra khi có thức ăn đi qua và đóng lại khi dạ dày co bóp, ở trẻ nhỏ hoạt động này thường chưa ổn định nên thức ăn dễ trào ngược lên thực quản. Ở một số trẻ, cơ vòng thực quản này còn có thể bị tổn thương bẩm sinh khiến cho bé mắc phải bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi còn rất nhỏ.

Không giống như các thức ăn lớn, dạng rắn ở người trưởng thành, thức ăn trẻ nhỏ thường ở dạng lỏng, cắt nhỏ và nấu nhừ nên thường dễ lọt ra ngoài khi xuất hiện khe hở ở van tâm vị.

Trẻ nhỏ nằm nhiều, được bố mẹ duy trì thói quen vừa ăn xong đã bắt đầu đi ngủ, nên thức ăn ứ lại dạ dày, không tiêu hóa kịp thời lâu ngày dễ gây trào ngược - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày thực quản còn có thể do một số bệnh lý khác làm ảnh hưởng đến chức năng co bóp của dạ dày và đường tiêu hóa như: viêm ruột, nhiễm trùng, dị ứng đạm sữa bò…

Triệu chứng bé bị trào ngược dạ dày thực quản

Tương tự như người lớn, dấu hiệu trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản có thể bao gồm:

Ói, ọc sữa nhiều, có khi ọc sữa qua mũi, miệng.

Chưa tăng cân, suy dinh dưỡng, thiếu máu mãn.

Cảm giác đau xương ức, ợ nóng khó chịu hay gặp ở trẻ lớn hoặc trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày thực quản.

Thường xuyên có triệu chứng của đường hô hấp trên như khò khè, ho, viêm phổi nhiều lần, có khi khó thở tím tái, ngưng thở nếu không phát hiện kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Mắc phải bệnh viêm phổi tái phát, viêm xoang, viêm tai giữa, giãn phế quản.

Trẻ mắc phải các vấn đề về răng miệng như: mòn răng, sâu răng, hôi miệng.

Trẻ thỉnh thoảng bị khó thở hay thậm chí là ngừng thở khi ngủ.

Tiêu chảy, nóng sốt.

Quấy khóc nhiều, đặc biệt vào ban đêm.

Trẻ uốn vặn người liên tục khi ngủ: Theo phản xạ tự nhiên, trẻ hay cong lưng, uốn vặn người để làm giảm cảm giác khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra.

Phân biệt trào ngược sinh lý với bệnh lý

Trào ngược sinh lý: Trẻ dưới 6 tháng tuổi thường xuyên bị trớ sữa (nhiều lần trong ngày) nhưng vẫn sinh hoạt bình thường, lên cân đều, không bị khò khè tái phát nhiều lần... đa phần là trào ngược sinh lý. Tình trạng này sẽ giảm dần theo thời gian, chậm nhất là đến khi trẻ được 1 tuổi.

Trẻ sau 1 tuổi vẫn hay bị trớ sữa, trẻ gầy gò, suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm tăng cân... thì có thể đó là trào ngược bệnh lý - Ảnh minh họa: Internet

Trào ngược bệnh lý: Trẻ sau 1 tuổi vẫn hay bị trớ sữa, trẻ gầy gò, suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm tăng cân... thì có thể đó là trào ngược bệnh lý. Lúc này, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi để được chẩn đoán chính xác tình trạng và đưa ra hướng điều trị phù hợp và kịp thời.

Trẻ bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Khi trẻ sau 1 tuổi vẫn thường xuyên bị ọc sữa và có các dấu hiệu của trào ngược bệnh lý nêu trên, sẽ gặp phải các biến chứng của trào ngược dạ dày gây ra:

Biến chứng về tiêu hóa: Viêm thực quản với nhiều mức độ khác nhau, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống của trẻ. Nặng nhất là barrett thực quản, là tình trạng thực quản bị viêm, đường thực quản hẹp khiến cho việc lưu thông thức ăn từ miệng xuống dạ dày gặp nhiều khó khăn.

Để đầu trẻ cao 30 độ so với mặt phẳng giúp thực quản sẽ cao hơn dạ dày, thức ăn sẽ giảm trào ngược đáng kể - Ảnh minh họa: Internet

Biến chứng về hô hấp: Trẻ sẽ dễ bị khò khè, ho kéo dài, và điều trị thông thường không giúp trẻ thuyên giảm các triệu chứng. Acid từ dạ dày trào lên thực quản khiến dây thanh âm ở cổ họng dày lên, làm cho bé bị khò khè, khàn giọng. Nặng hơn, trào ngược dạ dày trẻ em còn liên quan đến tình trạng hen suyễn ở trẻ.

Biến chứng về răng miệng và tai-mũi-họng: Trẻ bị trào ngược bệnh lý có thể bị viêm tai, viêm xoang, mòn răng, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển về hành vi của trẻ.

Cách chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày nếu không được điều trị dứt khoát có thể gây ra nhiều biến chứng về sau. Do đó, tùy theo từng độ tuổi khác nhau, mẹ sẽ có những cách chăm sóc phù hợp. Cách trị bé bị trào ngược dạ dày thực quản cho bé 7 tuổi cụ thể như sau:

Để đầu trẻ cao 30 độ so với mặt phẳng, tư thế này thực quản sẽ cao hơn dạ dày nên sữa, thức ăn sẽ giảm trào ngược đáng kể.

Tránh các yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng như: ho, bón, mặc quần áo hay quấn tã lót quá chặt, tránh khói bếp, khói thuốc lá.

Acid từ dạ dày trào lên thực quản khiến dây thanh âm ở cổ họng dày lên, làm cho bé bị khò khè, khàn giọng - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ nên chú ý cung cấp vừa đủ lượng thức ăn cho trẻ, chia thành nhiều bữa nhỏ giúp trẻ tiêu hóa nhanh hơn, giảm thiểu sự co bóp mạnh của dạ dày.

Tránh rung lắc trong khi ăn, giữ tư thế bé ngồi thẳng trong và sau khi ăn.

Khi trẻ bị nôn trớ, cần dùng nước ấm cho trẻ súc miệng, làm sạch lưỡi và khoang miệng. Không được cho bé ăn ngay mà nên để dạ dày ổn định một lúc mới ăn.

Khi bé ngủ nên để bé nằm nghiêng để tránh trường hợp bé bị nôn trớ khi nằm ngửa dễ sặc lên mũi gây tắc đường thở.

Khi thực hiện tất cả các biện pháp nêu trên nhưng trào ngược dạ dày thực quản không cải thiện thì hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa trực tiếp tư vấn và điều trị.

Các lưu ý cho bà mẹ khi trẻ bị trào ngược dạ dày

Làm đặc thức ăn

Các mẹ có thể làm đặc thức ăn của bé giúp làm giảm trào ngược sau khi ăn.

Thực đơn

Tránh cho trẻ ăn một số thực phẩm làm tăng trào ngược dịch dạ dày. Một số loại thức ăn cụ thể như: các loại quả có tính axit như cam, quýt, bưởi; các loại đồ ăn nhiều chất béo; Gia vị như tỏi, hành, thức ăn cay; sốt cà chua...

Không dùng thuốc tùy tiện

Các mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc chữa trào ngược dạ dày cho trẻ khi chưa được sự tư vấn của bác sĩ - Ảnh minh họa: Internet

Sử dụng các loại thuốc chữa trào ngược dạ dày không đúng có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho trẻ như: xương bị xốp, chán ăn, mệt mỏi, mòn niêm mạc dạ dày… ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, gan, thận và ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ.

Sơ cứu trẻ bị sặc sữa

Nếu trong trường hợp trẻ bị trào ngược gây sặc sữa với biểu hiện tím tái, ngưng thở, các mẹ cần kích thích trẻ thở bằng cách cho trẻ nằm nghiêng, vỗ nhẹ lưng để dịch trào ngược chảy ra. Ngay sau đó, hãy đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Tổng kết lại, không chỉ người lớn, trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày thực quản không phải là hiếm gặp. Khi con trẻ gặp phải tình trạng này, cách chăm sóc trẻ là rất quan trọng trong việc cải thiện và dự phòng các biến chứng của bệnh. Một số trường hợp cần thiết nên đưa trẻ đến bác sĩ để có cách điều trị hợp lý và kịp thời.