Táo bón là gì?

Táo bón là tình trạng đi tiêu gặp khó khăn, mất nhiều thời gian để tống xuất phân ra ngoài và khoảng cách giữa các lần đi tiêu dài hơn bình thường. Tình trạng này xảy ra có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, thiếu nước, chế độ ăn thiếu chất xơ…

Táo bón là tình trạng đi tiêu gặp khó khăn, mất nhiều thời gian để tống xuất phân ra ngoài - Ảnh minh họa: Internet

Táo bón khiến quá trình chuyển hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa diễn ra chậm, chất thải tích tụ trong ruột già lâu ngày sẽ gây khó chịu và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như nứt hậu môn, trĩ và một số vấn đề khác…

Việc dựa vào tần suất số lần bé đi tiêu trong một ngày hoặc trong một tuần cũng không hoàn toàn định nghĩa được táo bón. Nếu bé đi phân dẻo, dễ ra và khoảng 4 đến 5 ngày đi 1 lần thì không có gì đáng lo.

Mặt khác, nếu bé đi tiêu khó khăn, phân cứng, có máu hoặc có màu đen, bé thấy khó chịu hoặc không đi tiêu một lần nào trong 5 – 10 ngày thì nên đưa con đến gặp bác sĩ.

Nguyên nhân khiến trẻ 6 tháng táo bón

Có khá nhiều nguyên nhân khiến trẻ 6 tháng bị táo bón. Những nguyên nhân chính có thể kể ra là:

Ăn thức ăn đặc

Nếu bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu thì khi bước sang giai đoạn ăn dặm, trẻ bị táo bón lâu ngày là điều có thể lí giải được. Bởi vì dạ dày bé lúc này còn non yếu, chỉ quen với sữa mẹ lỏng, dễ tiêu. Đến giai đoạn ăn dặm, dạ dày bé phải tập thích nghi lại trong việc xử lý những thức ăn phức tạp, khó tiêu hóa hơn nên dễ bị táo bón.

Trẻ 6 tháng bị táo bón nếu được cho ăn thức ăn đặc một cách đột ngột - Ảnh minh họa: Internet

Trẻ 6 tháng bị táo bón nếu được cho ăn thức ăn đặc một cách đột ngột. Trong giai đoạn tập ăn dặm, các món như bột sữa, bột ngũ cốc, cháo ngũ cốc… thường thiếu chất xơ. Việc trẻ được cho ăn những thức ăn này quá sớm có thể khiến con bị táo bón.

Cai sữa

Táo bón cũng có thể xảy ra khi bé cai sữa mẹ. Vì việc cai sữa đôi khi khiến bé bị mất nguồn cung cấp nước.

Sữa công thức

Trẻ bú sữa mẹ ít có nguy cơ bị táo bón vì sữa mẹ có chứa thành phần cân bằng chất béo và protein, chất xơ, nước… khiến phân của bé luôn mềm, ngay cả khi bé không đi vệ sinh trong một hoặc hai ngày.

Táo bón khiến quá trình chuyển hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa diễn ra chậm - Ảnh minh họa: Internet

Nếu uống sữa công thức, bé có nguy cơ cao bị táo bón. Nguyên do là thành phần protein khác nhau trong sữa công thức có thể gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức với lượng nhiều và bị táo bón thường có phân xanh và cứng.

Nếu nhận thấy con bị táo bón do sữa công thức, mẹ có thể chuyển sang một loại sữa công thức khác phù hợp hơn với con hoặc trao đổi với bác sĩ để tìm ra loại sữa phù hợp nhất cho bé.

Thiếu nước

Nếu bé bị thiếu nước hoặc mất nước, cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng từ bất cứ đâu, từ thức ăn hoặc đồ uống mà bé dùng hoặc thậm chí là phân trong đường ruột của bé. Điều này vô tình khiến kết cấu của phân bé trở nên khô và rắn hơn khiến bé gặp khó khăn khi đi tiêu.

Bé bị thiếu nước hoặc mất nước khiến kết cấu của phân bé trở nên khô và rắn hơn - Ảnh minh họa: Internet

Do đó, hãy cho trẻ bú mẹ đầy đủ dù đang tập ăn dặm cho con. Trong một vài trường hợp, mẹ có thể cho bé uống bù nước nếu cần. Trẻ nhỏ thường quên uống nước, hãy luôn nhắc nhở trẻ uống nước bất cứ khi nào. Việc này giúp ngăn ngừa táo bón và mất nước.

Thiếu chất xơ

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây táo bón ở trẻ nhỏ. Các bé thường ít ăn rau và trái cây nên phân thường khô, gây khó khăn cho việc đi tiêu. Chất xơ từ thực phẩm giúp tăng thể tích phân, làm phân mềm hơn và dễ dàng đi tiêu. Do đó, mẹ hãy tập cho bé thói quen ăn rau và trái cây mỗi ngày ngay từ khi mới ăn dặm để bé có chế độ dinh dưỡng cân bằng.

Táo bón do bệnh lý hay do các vấn đề sức khỏe

Bệnh cường giáp: Bệnh cường giáp có thể làm giảm hoạt động của cơ ruột cùng với các triệu chứng khác.

Các bé thường ít ăn rau và trái cây nên phân thường khô, gây khó khăn cho việc đi tiêu - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh bệnh phì đại tràng bẩm sinh hay bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh (bệnh Hirschsprung): Phân đoạn ruột già thiếu tế bào hạch (một loại tế bào thần kinh) khiến ruột già không nhận được hướng dẫn từ não để hoạt động đúng. Những trẻ mắc bệnh này thường nhẹ cân hơn so với trẻ cùng độ tuổi, thường bị ói mửa và có kích thước phân nhỏ hơn.

Bệnh đái tháo đường: Trẻ mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể bị táo bón.

Mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh: Các bệnh như bại não, chậm phát triển tâm thần hoặc các vấn đề với cột sống. Rối loạn này khiến trẻ thường gặp các vấn đề về vận động, cử động ruột bất thường hoặc thiếu sự phối hợp trong vận động ruột.

Ngộ độc thịt do clostridium botulinum: Bệnh gây ra bởi bào tử Clostridium botulinum có các triệu chứng sớm của táo bón.

Dấu hiệu trẻ 6 tháng bị táo bón

Nhiều mẹ thấy con không đi tiêu hàng ngày hoặc hơi khó đi tiêu một chút là nghĩ ngay đến bé bị táo bón. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chắc chắn bé bị táo bón. Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy bé đang bị táo bón:

Khoảng cách giữa 2 lần đi tiêu dài hơn 3 ngày

Phân rắn, nhỏ như phân dê hoặc quá to.

Bé đi tiêu khó khăn, không tự đi được, đau và quấy khóc.

Một số thức ăn dễ gây táo bón khi ăn dặm

Gạo tẻ

Ngô

Nước chè

Quả việt quất

Cà rốt nấu chín

Chuối chưa chín kỹ.

Sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò như phomai, pancake, pudding gạo…

Bánh mì trắng

Mì Ý (chú ý phân biệt với mì ý làm từ bột mì nguyên cám)

Tuy nhiên, mỗi trẻ có một hệ tiêu hóa khác nhau, đồ ăn gây táo bón ở trẻ này chưa chắc đã gây táo bón ở trẻ khác.

Trẻ 6 tháng bị táo bón phải làm sao?

Làm gì khi trẻ 6 tháng bị táo bón là băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ. Để khắc phục tình trạng bé ăn dặm bị táo bón, cha mẹ nên lưu ý một số điểm dưới đây:

Việc vận động thể chất giúp tăng tốc độ tiêu hóa và trao đổi chất - Ảnh minh họa: Internet

Chú ý các loại thức ăn dặm

Trẻ 6 tháng bị táo bón nên ăn gì? Thay vì cho con ăn bột tinh chế, cha mẹ nên cho con ăn ngũ cốc nguyên hạt như bột, cháo từ gạo tẻ, lúa mạch… Bổ sung thêm nhiều chất xơ thực vật có trong rau, củ, quả.

Lưu ý, trái cây có chứa nhiều chất xơ và các loại vitamin nhưng mẹ không nên cho con ăn các loại quả nhiều đường, mẹ nên chọn một số loại quả như táo, lê, mận, đào. Không nên cho thức ăn có thể gây táo bón như chuối, cà rốt…

Cha mẹ cũng có thể tập cho trẻ ăn dặm bằng các loại bột như bột ngũ cốc hay bột yến mạch, bổ sung một số thực phẩm dễ tiêu hóa như bơ, khoai lang trước khi cho con làm quen với các loại củ quả khác.

Cùng với đó, cha mẹ có thể xay nhuyễn các loại rau củ quả vào bột ăn dặm cho bé. Lưu ý không cho trẻ ăn quá no.

Bổ sung nước cho con

Nước có vai trò quan trọng trong việc hạn chế táo bón, bởi nước đóng góp đến 80% việc bài tiết ở đại tràng. Vì thế, cha mẹ hãy lưu ý cho con uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể sử dụng nước ép lê, đào, mận, táo cho bé uống để kích thích nhu động ruột, giúp bé đi tiêu đều đặn hơn.

Kết hợp thực đơn ăn dặm và bổ sung sữa mẹ hàng ngày cho bé tới khi con được là 24 tháng tuổi, không cai sữa con quá sớm.

Khuyến khích con vận động

Việc vận động thể chất giúp tăng tốc độ tiêu hóa và trao đổi chất. Vậy nên cha mẹ hãy khuyến khích con vận động, nếu con chưa biết bò hoặc đi, mẹ có thể cho con đạp chân. Cùng với đó, mẹ có thể tham khảo một số cách mát-xa bụng cho con để giúp tăng nhu động ruột.

Đưa con đi khám

Nếu đã áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng táo bón của trẻ không được cải thiện, mẹ hãy thử dùng thuốc nhét glycerin hoặc đưa đầu mũi của nhiệt kế vào hậu môn của trẻ để kích thích trẻ đi tiêu.

Ngoài ra, mẹ nên đưa con đi khám và trao đổi với ​​bác sĩ càng chi tiết càng tốt. Bác sĩ có thể kê thuốc nhuận tràng dạng nhẹ cho bé dùng.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ sơ sinh bị táo bón có thể liên quan đến các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng như xơ nang, cường giáp, phì đại tràng bẩm sinh… Do đó, mẹ nên đưa con đến bệnh viện nếu đã áp dụng các biện pháp mà không hiệu quả hoặc bé đi phân có máu để được chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời.

Trẻ 6 tháng bị táo bón là hiện tượng tiêu hóa bình thường, tuy nhiên nếu để kéo dài có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng như: trĩ, nứt hậu môn, nấm hậu môn. Táo bón còn làm cho trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng, dễ bị rối loạn tiêu hóa và táo bón hơn. Chính vì vậy cha mẹ hãy chú ý những cách phòng chống táo bón cho con, không biến thực đơn hàng ngày của con thành thủ phạm gây táo bón.