Nhịn ăn gián đoạn là một phương pháp ăn uống linh hoạt, giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. Có nhiều hình thức nhịn ăn gián đoạn, phổ biến nhất là phương pháp 16/8 (nhịn ăn 16 giờ, ăn trong 8 giờ) và 5:2 (ăn bình thường 5 ngày, nhịn ăn 2 ngày).

Tránh lầm tưởng về chế độ nhịn ăn gián đoạn như nhịn ăn bất cứ lúc nào, thời gian nhịn ăn dài sẽ giảm cân nhiều hơn, nhịn ăn gián đoạn để giải quyết các vấn đề sức khỏe. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với chế độ ăn này. Thời gian nhịn ăn quá dài có thể gây rối loạn trục HPA, dẫn đến tăng cortisol và gây căng thẳng cho cơ thể. Ngoài ra, người bị suy giáp, bệnh dạ dày, hoặc đang trong quá trình mang thai và cho con bú nên tránh nhịn ăn gián đoạn.

Trước khi quyết định áp dụng chế độ ăn này, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn phù hợp. Dưới đây là những lầm tưởng về chế độ ăn nhịn gián đoạn mà bạn cần tránh theo chuyên gia dinh dưỡng

Bạn có thể nhịn ăn bất cứ lúc nào

Theo chuyên gia dinh dưỡng, bạn cần tránh lầm tưởng này ngay và nên nhịn ăn gián đoạn theo chu kỳ thay vì bất kỳ thời điểm nào mà mình thích. Theo cách này, nó sẽ hiệu quả hơn với bạn và bạn sẽ có thể đạt được kết quả mong muốn.

Thời gian nhịn ăn dài hơn có thể giảm cân nhiều hơn

Nhiều người nghĩ rằng thời gian nhịn ăn dài hơn sẽ giúp giảm cân nhiều hơn và bạn cần tránh lầm tưởng này. Bởi vì, thời gian nhịn ăn quá dài có thể gây rối loạn trục HPA, dẫn đến căng thẳng, ảnh hưởng tiêu cực đến cortisol của bạn và thậm chí có thể dẫn đến tăng cân.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, ban đầu nhịn ăn gián đoạn có thể giúp giảm cân, nhưng áp dụng chế độ ăn kiêng này lâu có thể xuất hiện tác phụ khác như mệt mỏi, chóng mặt, khó chịu tiêu hóa.

Nhịn ăn gián đoạn có thể giải quyết các vấn đề sức khỏe của bạn

Bạn nghĩ rằng nhịn ăn gián đoạn có thể giải quyết mọi vấn đề sức khỏe và bạn cần tránh lầm tưởng này. Theo chuyên gia dinh dưỡng, nhịn ăn gián đoạn đôi khi có thể có tác dụng phụ nhiều hơn lợi, đặc biệt là nếu bạn có vấn đề về đường ruột như trào ngược axit, đầy hơi hoặc táo bón.

Người bị suy giáp không nên áp dụng chế độ nhịn ăn gián đoạn. Vì vậy, tốt nhất là không nên thực hiện nhịn ăn gián đoạn một cách mù quáng hoặc cho rằng nó có thể chữa khỏi mọi vấn đề sức khỏe của bạn một cách kỳ diệu.

Nhịn ăn gián đoạn ngoài giảm cân và cải thiện sức khỏe tim mạch, có thể thêm các lợi ích khác như tăng cường khả năng tập trung, cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bạn nếu bạn thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, bạn không nên tin vào những lời đồn như nhịn lâu giảm nhiều cân, hay chữa mọi vấn đề sức khoẻ... tránh lầm tưởng này để không gây ảnh hưởng sức khoẻ.