Tỏi - vị thuốc đa dụng
Tỏi được xem là chất kháng sinh tự nhiên trong gian bếp của mỗi gia đình vì chứa nhiều aliin. Khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của phân hóa tố anilaza, chất aliin có sẳn trong tỏi sẽ biến thành allicin. Đây là một hợp chất tự nhiên có tác dụng chống ung thư, giảm cholesterol, giảm huyết áp và thúc đẩy sự phát triển của 20 loại vi khuẩn có ích đối với phụ nữ mãn kinh.
Theo Đông y tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế. Loại gia vị này xuất hiện trong nhiều bài thuốc phòng và điều trị các bệnh cảm cúm, ho gà, ho lâu ngày, viêm đau khớp….
Dưới đây là những bài thuốc từ tỏi được giới thiệu trong cuốn sách Chữa bệnh bằng rau, củ, quả và động vật mà bạn đọc nên tham khảo:
Trị cảm, viêm họng, sổ mũi: Dùng rượu tỏi nhỏ mũi hoặc giã tỏi tươi để ngửi. Người bệnh cũng có thể giã tỏi, đổ cồn 70 độ vào đốt cháy rồi trùm chăn xông cho ra mồ hôi.
Chữa ho gà: Tỏi 5 củ, bóc vỏ, giã nát; đổ vào 150ml nước sôi để nguội, ngâm trong 6 tiếng; chắt lấy nước, thêm một ít đường trắng hoặc đường phèn để uống; ngày uống 2 lần.
Chữa cao huyết áp: Tỏi 500g, bóc vỏ, cho thêm 50g muối vào muối như muối dưa. Sau 3 ngày đem ra hong khô, cho vào lọ thủy tinh ngâm với giấm ăn và một chút đường, ngâm 2 – 3 ngày là dùng được. Sáng sớm và tối trước khi đi ngủ ăn 1 – 2 tép tỏi và uống một chút giấm ngâm tỏi. Ăn liên tục 15 ngày, nghỉ 3 ngày lại ăn tiếp, huyết áp sẽ hạ, Bài thuốc này cũng chữa viêm khí quản mãn tính và ho lâu ngày.
Chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Giã tỏi lấy nước cốt trộn với dầu vừng theo tỷ lệ 1:1. Rửa mũi bằng nước muối, lau sạch, lấy bông tẩm thuốc nhét vào.
Chữa viêm đau khớp: Tỏi và lá lốt đun sôi để xông sau đó ngâm khớp tay chân. Nếu đau lưng, đầu gối thì lấy khăn nhúng nước thuốc nóng để chườm. Ngày làm 2 lần sáng, tối.
Chữa lỵ, tiêu chảy: Tỏi 5 củ to, bóc vỏ, sắc cùng 200g củ cải, uống hàng ngày.
Chữa chảy máu cam: Giã một vài tép tỏi đắp vào gan bàn chân (vị trí từ gốc ngón giữa đo xuống bằng 3 đốt ngón tay giữa của bệnh nhân). Nếu chảy máu cam ở mũi phải thì đắp gan bàn chân trái và ngược lại. Nếu chảy cả 2 bên thì đắp cả 2 gan bàn chân. Hết chảy máu, bỏ tỏi, rửa sạch chân.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...