Tình hình dịch Covid-19 có xu hướng gia tăng, TP.HCM chỉ đạo khẩn
Ghi nhận từ hệ thống giám sát dịch bệnh truyền nhiễm quốc gia, tình hình dịch Covid-19 trong nước đang có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay. Đồng thời, các dịch bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm... cũng có nguy cơ gia tăng số ca mắc, dẫn đến khả năng gây dịch chống dịch.
Tại TP.HCM, UBND TP cho biết tính từ đầu tháng 3 đến nay, số ca mắc Covid-19 mới tại TP dưới 3 ca/ngày, cụ thể trong 7 ngày vừa qua (từ ngày 6 đến 12-4), TP ghi nhận 6 ca mắc Covid-19. Riêng trong ngày 12/4 có 18 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện, trong đó có 9 ca cần hỗ trợ hô hấp.
Nhằm chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, không để dịch bùng phát trở lại, UBND TP đề nghị thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
UBND TP.HCM giao Sở Y tế thường xuyên theo dõi sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn và khu vực, kịp thời ứng phó với các tình huống có thể xảy ra. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch; đẩy mạnh công tác tiêm chủng phòng Covid-19, đặc biệt đối với các nhóm người có nguy cơ cao.
Sở này cũng chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý cửa khẩu và đơn vị liên quan triển khai các biện pháp giám sát tại cửa khẩu.
Ngành y tế TP cần tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt đối với các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị.
UBND TP.HCM đề nghị đẩy mạnh tiêm chủng phòng Covid-19, đặc biệt đối với các nhóm nguy cơ cao. Cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng hậu cần, thuốc men, kiểm soát nhiễm khuẩn để tránh lây nhiễm chéo, hạn chế thấp nhất ca tử vong.
Người dân được khuyến cáo đeo khẩu trang trong các cơ sở y tế, trên phương tiện giao thông công cộng và tại những địa điểm, sự kiện tập trung đông người, nhất là trong dịp nghỉ lễ sắp tới. Các đơn vị tổ chức giám sát tại cửa khẩu, phát hiện sớm người nhiễm, nghi nhiễm để cách ly điều trị.
Trường học là nơi nguy cơ lây nhiễm cao và tạo thành chùm ca bệnh. Do đó, nhà trường được yêu cầu tổ chức phòng chống dịch, báo cho y tế địa phương ngay khi xuất hiện ca bệnh, đồng thời rà soát tiêm vaccine cho học sinh.
Sở TT&TT TP.HCM tăng cường công tác truyền thông, khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và dự phòng cá nhân như đeo khẩu trang nơi công cộng, thường xuyên khử khuẩn, rửa tay sạch…
Các sở, ban, ngành TP và UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phòng, chống dịch; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Cạnh đó, xử nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định phòng, chống dịch trên địa bàn.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.