Lá mật gấu là lá gì?

Trước khi tìm hiểu về tác hại lá mật gấu phải nhận biết được cây mật gấu là cây gì. Cây mật gấu còn có tên gọi khoa học là Isodon Iophanthoides. Khi nhai lá mật gấu sẽ thấy có vị đắng nhưng sau đó lại có hậu ngọt. Tất cả các bộ phận của cây mật gấu như thân, rễ, lá và quả đều có thể được sử dụng để làm thuốc.

Về đặc điểm bên ngoài, cây lá mật gấu vốn thuộc dạng cây bụi lớn và có thể cao đến 8m. Lá cây có hình kép lông chim, dài khoảng 50cm và có khoảng 4 – 10 cặp đính ở 2 bên.

Cây mật gấu là một loại thảo mộc phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc - Ảnh minh họa: Internet

Hoa của cây mật gấu mọc thành chùm ở đầu cành, chiều dài của chùm hoa có thể đạt đến 30cm. Hoa thường có màu vàng nhạt. Quả của cây mật gấu có hình cầu hoặc hình trứng và dài khoảng 1,5cm. Phần quả có màu xanh đẹp mắt, khi chín thì có màu tím đậm.

Về mặt phân bổ thì cây được trồng nhiều ở một số tỉnh khu vực miền núi thuộc phía Bắc nước ta như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu… Ngoài ra, cây mật gấu cũng có nhiều ở phía Nam của Trung Quốc, tại các tỉnh như Quảng Tây, Quảng Đông, An Huy, Hồ Tây, Thiểm Tây, Chiết Giang…

Thành phần chính của lá mật gấu

Vị đắng của lá mật gấu bắt nguồn từ các chất: Alkaloids, tannin, saponin và glycoside có trong lá. Ngoài ra, cây lá mật gấu còn chứa một số thành phần hóa học khác như: Steroid, acid phenolic cũng như edothraquinone and sesquiterpene. Đây chính là một loại chất có khả năng kháng ung thư tốt…

Bên cạnh đó, cây lá mật gấu còn cung cấp một số loại chất quan trọng khác cho cơ thể như magnesium, chromium, sắt, đồng, kẽm. Hơn thế nữa, là mật gấu còn có những chất protein thô, chất xơ, carbohydrate, các loại vitamin như: A, E, C, B1, B2 và một số loại acid amin quan trọng với con người như: lysine, leusine, methionine, phenyl alanine, isoleusine,…

Hoa của cây mọc thành chùm ở đầu cành, chiều dài của chùm hoa có thể lên đến 30cm - Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của cây mật gấu trong điều trị bệnh

Trước khi tìm hiểu về tác hại lá mật gấu hay tác dụng phụ của lá mật gấu, cần hiểu được lý do vì sao nhiều người thích dùng lá mật gấu đến vậy. Hay nói đúng hơn là công dụng của lá mật gấu.

Y học cổ truyền của mỗi nước trên thế giới sẽ có kinh nghiệm sử dụng và đánh giá công dụng dược học của lá mật gấu rất khác nhau. Hiện tại cây và lá mật gấu đang được sử dụng với vai trò như 1 chất chống oxy hoá, đồng thời hỗ trợ điều trị các loại bệnh mạn tính sau:

Bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Chứng rối loạn lipid máu.

Huyết áp tăng đột ngột.

Các bệnh khác liên quan đến tiêu hóa như rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng…

Cây mật gấu được sử dụng với nhiều mục đích chữa bệnh khác nhau ở từng quốc gia, cụ thể như sau:

Ở Ấn Độ, người ta thường dùng lá cây mật gấu để điều trị tiểu đường, phần cành và rễ được sử dụng để hỗ trợ điều trị HIV, giảm sốt, chữa ho và chứng cảm cúm.

Người Congo lại dùng lá và vỏ rễ cây mật gấu để điều trị kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột hay viêm gan, nhiễm giun.

Nam Phi chuộng dùng rễ cây để điều trị tình trạng sán máng (huyết hấp trùng). Ngoài ra, người dân nước này cũng sớm phát hiện được giá trị chữa hiếm muộn đường con cái, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt của lá mật gấu.

Cây mật gấu được sử dụng làm thuốc trị bệnh tại rất nhiều quốc gia - Ảnh minh họa: Internet

Ở Tây Phi, người dân khu vực này có thể chưa nhận ra tác hại lá mật gấu nhưng đã sớm sử dụng lá cây để làm trà lợi tiểu và kèm theo công hiệu trị táo bón. Viêm da, đái tháo đường hay các bệnh chuyển hóa liên quan tới gan… cũng rất cần có lá mật gấu.

Đối tượng nên sử dụng cây mật gấu

Những nhóm người dưới đây có thể thường xuyên sử dụng các bài thuốc từ lá cây mật gấu nhưng cũng nên chú ý đến tác hại lá mật gấu để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người đang mắc bệnh sỏi mật.

Bệnh nhân đau lưng do thoái hóa xương khớp.

Người đang bị béo phì.

Bệnh nhân bị viêm đại tràng hay đang rối loạn chức năng tiêu hóa.

Người bệnh men gan cao, viêm gan B, C và xơ gan.

Những đối tượng thường xuyên sử dụng bia, rượu, thuốc lá.

Bị ho lao đi kèm khạc ra máu.

Hay bị mất ngủ, đau nhức cơ thể thường xuyên, nhất là về đêm.

Hay bị đi ngoài không rõ nguyên nhân, viêm da do dị ứng và viêm gan, mắt đau sưng đỏ.

Hay nổi mụn trứng cá, mụn nhọt trên mặt và các bộ phận khác của cơ thể.

Uống lá mật gấu nhiều có hại gì không?

Kết quả nghiên cứu việc sử dụng cây mật gấu trên động vật qua thời gian 6 tuần uống dịch mật gấu khá khả quan. Cụ thể thì không thấy có biểu hiệu khác biệt trên cơ thể của những loại động vật có uống và không có uống lá mật gấu.

Bên cạnh đó, trọng lượng cơ thể, các chỉ số về mô học của tim, gan, thận, về huyết học như hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu đều không có sự thay đổi. Điều này cho thấy hiện tại cây và lá mật gấu chưa gây nên tình trạng độc tính đột ngột nào trên cơ thể.

Cây mật gấu là một loại thảo mộc có chứa chất kháng sinh, bạn không nên tự ý sử dụng, không dùng quá liều và dùng kéo dài - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, nếu sử dụng cây mật gấu với liều cao trong một thời gian dài thì sẽ gây nên rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn như tụt huyết áp, táo bón. Chính vì vậy, tác hại lá mật gấu là không thể coi thường.

Rượu ngâm cây mật gấu là bài thuốc chữa bệnh công hiệu vì rất tốt cho hệ xương khớp. Chúng còn giúp hỗ trợ cho hệ tiêu hóa nhưng tuyệt đối không vì thế mà sử dụng quá nhiều vì sẽ làm cho ruột bị cồn cào, lợi bất cập hại.

Những tác dụng phụ của lá mật gấu

Nếu bạn đang thắc mắc việc uống lá mật gấu hàng ngày có tốt không thì nội dung dưới đây sẽ giúp giải quyết vấn đề mà bạn đang quan tâm.

Tuy mật gấu mang lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe nhưng việc lạm dụng cây mật gấu trong thời gian dài với liều lượng cao, thậm chí là uống lá mật gấu hàng ngày sẽ gây ra những tác hại hay tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Phản ứng phụ thường gặp nhất khi dùng quá liều lá mật gấu, cũng là tác hại lá mật gấu nổi bật nhất chính là hạ huyết áp hay đi ngoài.

Dùng lá mật gấu quá nhiều có thể khiến cơ thể bị sốc với các triệu chứng như đau đầu, đau bụng, nôn ói - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, một số tài liệu khoa học đã đưa ra kết luận rằng trong lá mật gấu có chứa hàm lượng độc tố, dù là mức thấp.

Một số tác hại của cây mật gấu có thể kể đến nếu như quá lạm dụng bao gồm:

Ngộ độc thực phẩm

Không chỉ riêng gì lá mật gấu mà đối với tất cả các đồ ăn, thức uống khác bạn đều không nên dùng quá nhiều, kể cả là đang vô cùng khỏe mạnh. Nếu dùng quá liều, không những không tốt, gây ra phản ứng phụ và thậm chí dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Khi nghiên cứu về tác hại lá mật gấu, các nhà khoa học cũng xác nhận tình trạng này.

Không nên lạm dụng để tránh những tác dụng phụ, tác hại lá mật gấu ngoài ý muốn - Ảnh minh họa: Internet

Đầu tiên, khi dùng lá mật gấu quá nhiều sẽ khiến cơ thể bạn bị sốc với các triệu chứng xuất hiện kèm theo như đau đầu, đau bụng, chân tay run rẩy, nôn ói, mặt tái xanh,…

Ảnh hưởng đến đường ruột

Lá cây mật gấu dù mang lại giá trị chữa bệnh nhưng cũng sẽ khiến cho dạ dày và thành ruột bị viêm nếu uống quá nhiều và sai liều lượng. Thậm chí, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến suy giảm dần chức năng của các bộ phận này.

Tình trạng bệnh trở nên nặng hơn

Đương nhiên, không ai có thể phủ nhận tác dụng của lá mật gấu trong điều trị bệnh. Nhưng nếu bạn quá lạm dụng thì không những không giúp bệnh tiến triển tích cực mà ngược lại khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn và lâu khỏi.

Nếu cứ tiếp tục sẽ tạo thành vòng lẩn quẩn và sẽ càng khiến cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn, kéo dài hơn.

Khi nạp quá nhiều lá mật gấu vào cơ thể trong thời gian dài sẽ làm suy giảm chức năng tiêu hóa - Ảnh minh họa: Internet

Gặp các vấn đề về tiêu hóa

Khi một người uống quá nhiều lá mật gấu vào cơ thể trong khoảng thời gian dài khiến chức năng tiêu hóa suy giảm và nảy sinh thêm một số rắc rối liên quan đến đường ăn uống.

Ảnh hưởng đến huyết áp

Dùng quá nhiều hàng ngày cũng dẫn đến tác hại lá mật gấu. Cụ thể là sẽ khiến huyết áp lên xuống thất thường. Đã có nhiều trường hợp người bệnh bị đột quỵ bất ngờ khi vừa sau khi uống mật gấu quá liều dẫn đến tê liệt nửa người hoặc từ đầu đến chân.

Suy giảm hệ miễn dịch

Các thành phần trong cây mật gấu có tác dụng tương tự như chất kháng sinh. Do đó, khi một người dùng quá nhiều sẽ dẫn đến tác dụng phụ giống như lúc dùng quá liều các loại thuốc kháng sinh hiện có trên thị trường.

Sử dụng cây mật gấu trong thời gian dài với liều lượng cao sẽ góp phần làm tê liệt hoặc yếu đi các chức năng miễn dịch trong cơ thể.