Người bị đầy bụng, lạnh bụng

Theo Đông y, dưa leo có tính lạnh nên không thích hợp cho người bị đầy bụng hay lạnh bụng.

Theo y học hiện đại, chất cucurbitacin trong dưa leo rất khó tiêu, đặc biệt là với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Tình trạng khó tiêu làm bạn bị đầy hơi và phù nề do cơ thể đang cố loại thải độc tố bằng cách tống đẩy lượng khí gas tích tụ bên trong ra ngoài.

Ảnh minh họa: Internet

Những người bị viêm xoang 

Những căn bệnh mãn tính về hô hấp hoặc viêm xoang cũng không nên ăn dưa leo.

Theo y học cổ truyền của người Ấn Độ, loại rau có tính hàn này sẽ làm các căn bệnh này trở nên nặng hơn, dẫn đến những biến chứng phức tạp.

Lương y Vũ Quốc Trung chia sẻ bí quyết phòng tránh tác dụng phụ của dưa leo là: Phải rửa sạch dưa dưới vòi nước đang chảy, gọt bỏ vỏ vì phần lớn lượng độc tố đều nằm trong lớp vỏ.

Ảnh minh họa: Internet

Người mắc bệnh thận

Trong dưa leo chứa nhiều kali. Vì thế những người mắc bệnh thận, nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng cũng như hoạt động bình thường của thận.

Người bị đau dạ dày

Lượng vitamin C dồi dào trong dưa leo không tốt với người bị đau dạ dày. Khi tiêu thụ quá nhiều chúng sẽ khiến dạ dày tiết dịch vị và co thắt nhiều hơn. Vì vậy, ăn nhiều dưa leo sẽ làm tăng các cơn đau thượng vị cũng như tình trạng viêm loét niêm mạc.

Ảnh minh họa: Internet

Người hay bị ngộ độc

Dưa leo cũng có thể gây ngộ độc. Bởi ngày nay, nhiều nơi trồng dưa leo phun thuốc kích thích, trừ sâu bọ nên vẫn còn hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật trên quả dưa, khi ăn dễ gây ngộ độc.

Ngoài ra, sự hiện diện của một số loại độc tố như cucurbitacin và tetracyclic triterpenoid khiến dưa leo bị đắng cũng là nguyên nhân gây ngộ độc.

Lương y Vũ Quốc Trung chia sẻ bí quyết phòng tránh tác dụng phụ của dưa leo đó là: Phải rửa sạch dưa dưới vòi nước đang chảy, gọt bỏ vỏ vì phần lớn lượng độc tố đều nằm trong lớp vỏ.

Ảnh minh họa: Internet