Tác dụng của trai sông
Bài viết trên trang Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đề cập về các tác dụng của trai sông như sau: Trai sông có nhiều ở các nước châu Á, sống khắp nơi trong ao, hồ, sông, suối ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Thức ăn của trai sông gồm các loại tảo, động vật đơn bào. Trai sông đẻ trứng, trứng mở thành ấu trùng và qua nhiều lần biến đổi trở thành trai trưởng thành sống độc lập. Người ta bắt trai sông lấy thịt làm thực phẩm và dùng vỏ trai làm nguyên tiêu sản xuất đồ mỹ nghệ. Do thời tiết thuận lợi, nên việc nuôi trai rất phát triển ở các tỉnh phía nam từ Phú Yên đến Minh Hải, cả ở các đảo Phú Quốc, Côn Đảo.
Thịt trai sông có vị ngọt, mặn, tính hàn, có tác đụng lợi thấp, thanh nhiệt, tiêu khát, hạ huyết áp. Vỏ trai sông có vị mặn, tính hàn, có tác dụng giảm đau, chống viêm, tiêu tích, minh mục, hóa đờm.
Nhân dân ở các địa phương thường dùng trai sông (cả trai vỏ dày) dưới dạng thức ăn – vị thuốc phổ biến để chữa bệnh.
Theo số liệu từ bảng thành phần thực phẩm Việt Nam (Bộ Y tế), trong 100g trai sông có 4.6g protein; 1.1g lipit; 2.5g glucid; 1.50mg sắt; 314mg kali; 1.37mg kẽm và rất giàu hàm lượng vitamin B12. Đáng chú ý, nếu so sánh hàm lượng protein của con trai sông với sữa bò tươi, thì sữa còn kém rất xa. Cụ thể trong 100g sữa bò tươi dùng để uống, lượng protein chỉ có 3.9g, một số loại sữa khác như sữa dê cũng có hàm lượng protein thấp hơn so với trai sông.
Trong mùa hè, thịt trai thường được nấu thành các món canh giải nhiệt, hoặc cũng có thể chế biến thành những món ăn khác rất tốt cho cơ thể, đặc biệt giúp tăng cường sinh lý nam giới.
Sở dĩ trai sông tốt cho sinh lý nam giới vì nó chứa một lượng kẽm lớn, loại khoáng chất giúp sinh tinh, tăng chất lượng “con giống”, tác động đến sự tiết hormone sinh dục ở nam giới. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ kẽm giúp cho nam giới duy trì “phong độ giường chiếu” của mình.
Một số món ăn dễ làm
Theo lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ trên trang Phụ nữ Pháp luật, mọi người có thể dùng thịt trai để chế biến các món ăn tốt cho sức khỏe nói chung, nhất là nam giới nói riêng như sau:
- Nấu cháo trai: Dùng thịt trai đã làm sạch thái nhỏ, lấy nước luộc trai sạch không dính cặn bẩn nấu cùng gạo thành cháo. Sau đó cho thịt trai vào hầm cùng, kết hợp với một số loại rau gia vị ăn kèm khi còn nóng.
- Trai nướng: Dùng thịt trai băm nhỏ, trộn với giò sống, mộc nhĩ, hành củ và gia vị rồi viên nhỏ lại, cho vào vỏ trai nướng trên bếp than. Ăn khi còn nóng.
Trai nướng không chỉ là món ăn ngon mà còn lại món ăn giúp tăng cường sinh lý rất tốt.
- Canh trai rau hẹ: Dùng 150g trai sống, 1 nắm (120g) rau hẹ và gia vị khác kết hợp nấu như sau: Thịt trai thái miếng xào cùng gia vị, rau hẹ rửa sạch cắt khúc. Dùng nước luộc trai nấu sôi thả thịt trai xào vào trước, sau đó thả rau hẹ đun sôi cho chín rồi ăn nóng. Đây là bài thuốc rất tốt để cải thiện tình trạng "trên bảo dưới không nghe", vì cả trai và rau hẹ đều rất tốt cho sinh lý nam giới.
Bài thuốc với trai sông
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, dưới đây là một số bài thuốc cực kì có lợi từ trai sông:
Bài 1: Bồi bổ sức khỏe cho người cao tuổi mắc bệnh mạn tính:
Thịt trai 100g, thái nhỏ, xào với gia vị cho thơm. Lấy nước luộc trai, cho gạo vào nấu thành cháo, cho thịt trai xào vào, thêm vài lát gừng, ăn nóng. Có thể ăn thường xuyên. Món ăn này rất tốt cho người cao tuổi bị tăng huyết áp, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường...Với người mỡ máu cao khi nấu cháo nên cho thêm mộc nhĩ, nấm hương có tác dụng giảm mỡ máu, thông huyết mạch.
Bài 2: Giải nhiệt, bổ dưỡng cho phụ nữ có thai:
Trai luộc chín, gỡ thịt thái nhỏ, ướp gia vị vừa ăn, xào với hành phi thơm. Lọc nước luộc trai, đun sôi lại rồi cho trai đã xào vào, cho hành, răm, đảo đều ăn trong bữa cơm.
Bài 3: Chữa mồ hôi trộm ở trẻ em:
Trai luộc chín, gỡ thịt. Lấy 50g thịt trai thái nhỏ, trộn với một nắm lá dâu non đã rửa sạch, thái nhỏ. Nấu đến khi nhừ thịt trai, thêm gia vị. Cho trẻ ăn hai lần trong ngày. Dùng liền trong 3 - 5 ngày.
Bài 4: Hỗ trợ điều trị lao phổi:
Thịt trai 150g, rau hẹ 120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn trong bữa cơm ngày 1 lần. Dùng liền 1 tuần.
Bài 5: Trường hợp can thận hư tổn, đau đầu hoa mắt:
Thịt trai 250g, câu kỷ tử 15g, cúc hoa 15g. Sắc nước thuốc rồi thêm đủ nước để hầm thịt trai, ăn mỗi ngày một lần. Dùng liền 3-5 ngày.
Bài 6: Đau đầu, tăng huyết áp:
Thịt trai 50g, râu ngô 20g, cho vào nồi hầm nhừ, khi ăn vớt bỏ bã râu ngô, thêm hành 10g, gừng 3g, gia vị vừa đủ. Ăn trong ngày.
Bài 7: Suy nhược cơ thể, sợ gió, tay chân lạnh:
Thịt trai 200g, xuyên khung 15g, cà rốt 100g, đậu đỏ 100g. Thêm nước nấu canh, khi chín vớt bỏ bã xuyên khung, thêm gia vị, chia vài lần ăn trong ngày, dùng liên tục 5 - 7 ngày.
Bài 8: Dùng cho người hay nhức mỏi cơ xương khớp, ho có đờm:
Thịt trai 100g, thịt lợn nạc 50g, tất cả băm nhỏ, ướp gia vị, trộn đều, viên thành viên chả, bọc với lá lốt, cho vào vỉ nướng chín, ăn trong bữa cơm. Có thể ăn thường xuyên.
Những lưu ý khi ăn trai sông và các loại liên quan
Theo Tiền Phong, Trai, ngao, hến là những thực phẩm ngon miệng, giàu chất dinh dưỡng. Thế nhưng không phải ai ăn cũng tốt bởi có những người mang bệnh 'đại kỵ' với những thực phẩm này.
- Ngao không tự tiết ra độc tố, nhưng trong thức ăn của trai hến và các loài nhuyễn thể có một số loại tảo chứa chất độc không thể bị phân hủy khi đã nấu kỹ, nên người ăn vẫn có thể bị trúng độc. Để tránh bị ngộ độc, tốt nhất nên ngâm ngao hến vài giờ để chúng nhả bớt bùn đất, chất thải, rồi kỳ cọ sạch vỏ.
- Để chọn được trai hến có tươi sống không, cần kiểm tra như sau:
+ Dùng tay chạm vào vỏ. Nếu trai tươi sống, vỏ sẽ từ từ khép lại.
+ Mùi trai sống thường không quá nồng nặc, hoặc quá tanh. Ngao biển có mùi nước biển nhiều hơn.Mùa đông trẻ nhỏ không nên ăn
- Trai, ngao, hến rất bổ dưỡng và cung cấp nhiều chất cần thiết cho cơ thể bé. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngao có tính hàn, chỉ sử dụng tốt nhất vào mùa hè, không phù hợp với mùa đông.
Nếu trong thời tiết giá lạnh, dùng thực phẩm này chế biến các món ăn cho bé thì có thể dẫn đến lạnh từ bên trong nên sẽ gây ra bệnh tiêu chảy.
- Không ăn cùng thực phẩm giàu vitamin C
Nếu như ăn trai, hến, ngao xong, bạn cũng không nên kết thân với các thực phẩm giàu vitamin C vì dễ gây ngộ độc.
Bởi vì trong trai, hến thường chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Chất này tuy không gây hại cho cơ thể. Song nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho sức khỏe.
Các asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tính. Nghiêm trọng hơn, còn có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Không nên uống cùng bia
Khi ăn trai, hến, ngao nhiều quý ông thường thích sử dụng bia. Tuy nhiên, bạn không nên uống kèm cùng bia.
Lý do vì, điều này sẽ làm tăng tốc hình thành axit uric dư thừa tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm... dẫn tới mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, rất hại cho sức khỏe.
- Không ăn hoa quả
Sau khi ăn ngao, hến không nên ăn hoa quả vì dễ bị đau bụng.
Hoa quả còn ảnh hưởng đến hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể. Lượng tannin hoa quả kết hợp với protein, can xi sẽ tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, thậm chí gây ra đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.