Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng tự kỷ chỉ xuất hiện ở người trẻ em. Trên thực tế, bệnh tự kỷ có thể biểu hiện ở mọi đối tượng thuộc những độ tuổi khác nhau. Vậy các dấu hiệu tự kỷ ở người lớn là gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh tự kỷ ở người lớn là gì?

Bệnh tự kỷ ở người lớn là một hội chứng rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến cách não xử lý thông tin. Hội chứng này dẫn đến sự rối loạn trong cảm xúc, giao tiếp, suy nghĩ và kiểm soát hành động, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống xã hội của người bệnh.

Bệnh tự kỷ ở người lớn được hiểu là một hội chứng rối loạn hệ thần kinh - Ảnh minh họa: Internet

Các triệu chứng của bệnh tự kỷ ở người lớn:

Cùng với các mức độ nghiêm trọng của bệnh, các triệu chứng của bệnh tự kỷ ở người lớn rất khác nhau giữa các cá nhân, nhưng tất cả những người bị chứng tự kỷ có một số dấu hiệu chính sau:

Khó khăn với các tương tác xã hội:

Một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh tự kỷ là khó khăn trong việc giao tiếp trong xã hội, có thể được quy cho sự nhút nhát, rối loạn lo âu xã hội hoặc rối loạn nhân cách.

Người tự kỷ khó khăn trong việc tương tác với xã hội - Ảnh minh họa: Internet

Bạn có biết có khoảng hơn 40% người lớn mắc bệnh tự kỷ sẽ không bao giờ nói chuyện. Họ khó có thể tự mình bắt đầu một cuộc trò chuyện. Thậm chí khi đã bắt đầu trò chuyện với người đối diện, họ rất khó khăn để duy trì cuộc trò chuyện ấy.

Kén ăn:

Theo một nghiên cứu hoàn thành năm 2013, những người mắc chứng tự kỷ có khả năng kén ăn gấp năm lần với việc lựa chọn thực phẩm và hành vi ăn uống theo nghi thức. Điều này đôi khi có thể bị hiểu lầm là chứng rối loạn ăn uống.

Người tự kỷ kén ăn gấp 5 lần người bình thường - Ảnh minh họa: Internet

Khó khăn trong việc kết nối:

Người lớn mắc bệnh tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc kết nối với người khác. Họ không thể nhìn thấy đầy đủ mọi thứ như góc nhìn của một người bình thường, đôi khi có thể bị hiểu nhầm là một sự rối loạn nhân cách.

Người tự kỷ khó nhìn thấy mọi thứ từ góc nhìn người bình thường - Ảnh minh họa: Internet

Theo một nghiên cứu được công bố năm 2015, những hành vi này có thể được coi là triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế, được thể hiện rõ nét nhất khi người tự kỷ xuất hiện trước công cộng, các hành vi của họ trở thành lập dị, kỳ quặc, hoặc người đó có thể bị gọi là kẻ tâm thần.

Không kiểm soát được cảm xúc:

Một trong những dấu hiệu tự kỷ ở người lớn là họ không thể quản lý cảm xúc của họ. Họ có thể có những cơn giận dữ bất ngờ hoặc rút lui đột ngột khi bị áp đảo. Những phản ứng cảm xúc thường gặp ở những người mắc bệnh tự kỷ có thể được coi là rối loạn tâm thần, rối loạn nhân cách hoặc một bệnh tâm thần khác.

Người tự kỷ rất dễ tức giận - Ảnh minh họa: Internet

Những người mắc bệnh tự kỷ có thể sẽ rất mẫn cảm. Ví dụ, từ chối ăn một số loại thực phẩm nhất định, trở nên cáu kỉnh trong các tình huống kích thích cao hoặc khi ai đó khi chạm vào.

Khi người lớn mắc bệnh tự kỷ, họ trở nên cáu kỉnh hoặc căng thẳng trong quá trình chuyển đổi hoặc có sự thay đổi trong thói quen, đây cũng là biểu hiện của chứng rối loạn lo âu tổng quát.

Thích sự cô độc:

Một số người mắc bệnh tự kỷ thích sự cô độc. Họ dành thời gian theo đuổi các hoạt động đơn độc hoặc họ có thể gặp khó khăn với việc tương tác với người khác và thấy dễ dàng hơn khi ở một mình.

Người tự kỷ yêu thích sự cô lập - Ảnh minh họa: Internet

Hành động lặp đi lặp lại:

Người mắc bệnh tự kỷ có một đặc điểm là họ thường hay lặp đi lặp lại một hành động hoặc ngôn ngữ. Khi họ nghe nói một cụm từ nào đó trước đây, họ có thói quen lặp lại nhiều lần những từ, cụm từ ấy.

Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn:

Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn xuất phát từ 2 yếu tố:

  • Di truyền: xuất hiện bởi sự rối loạn di truyền hay do một số gen bị đột biến.
  • Yếu tố môi trường: các yếu tố như nhiễm virus, thuốc hoặc biến chứng khi mang thai, hoặc các chất ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng đến việc rối loạn tự kỷ.
Tự kỷ ở người lớn xuất phát yếu tố bẩm sinh và tác động bên ngoài - Ảnh minh họa: Internet

Cách chữa trị bệnh tự kỷ ở người lớn

Tự kỷ ở người lớn là một chứng rối loạn có thể sẽ kéo dài đến suốt đời và rất khó điều trị cho dù bệnh có được phát hiện sớm, đặc biệt là ở người lớn lại càng trở nên khó hơn rất nhiều.

Với chứng bệnh này, người thân có một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị, vì vậy ngoài việc đưa bệnh nhân đến bác sĩ để được thăm khám, tư vấn thì người nhà cũng nên theo dõi các biểu hiện của người bệnh thường xuyên, động viên cũng như tạo cho họ một môi trường sống tốt hơn.

Các triệu chứng tự kỷ ở người lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh, nó không chỉ tác động đến khả năng học tập, lao động mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sống độc lập và giao tiếp cộng đồng. Vì vậy hãy chú ý để bảo vệ bản thân và những người thân yêu khỏi chứng bệnh này.