Meta: Nhịp nhanh xoang là một dạng rối loạn nhịp tim rất thường gặp nhưng lại bị nhiều người bỏ qua. Tìm hiểu ngay nhịp nhanh xoang nguy hiểm thế nào và cách điều trị!

Tìm hiểu bệnh nhịp nhanh xoang và điều trị bằng Ninh Tâm Vương

Người mắc bệnh nhịp nhanh xoang có thể xuất hiện một số triệu chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tuần hoàn. Do đó, nhịp nhanh xoang cần được phát hiện và điều trị đúng cách để nhanh chóng loại bỏ các nguy cơ tổn hại đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Tìm hiểu bệnh nhịp nhanh xoang.

1.Nhịp nhanh xoang là gì?

Nhịp xoang thường được hiểu là nhịp đập sinh lý bình thường của tim, do hoạt động của nút xoang nằm ở tâm nhĩ phải tạo nên. Nút xoang có thể phát tín hiệu điện đến với các cơ tim khiến tim thực hiện co bóp tạo nên nhịp đập. Nhịp xoang của người trưởng thành thường ở mức 60 đến 100 lần đập mỗi phút trong trạng thái thư giãn. Khi được tác động bởi một kích thích nào đó khiến nhịp xoang tăng hơn 100 lần đập mỗi phút được gọi là nhịp xoang nhanh.

Xem thêm: Nhịp xoang nhanh có chữa được không?

2.Nguyên nhân gây nhịp nhanh xoang

Nhịp nhanh xoang xuất hiện có thể do các yếu tố sinh lý, yếu tố kích thích hay các bệnh lý tim (bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim mất bù,...) và bệnh ngoài tim (sốt, hạ huyết áp, thiếu máu, nhiễm trùng, nhồi máu phổi,...) khiến nút xoang bị kích thích.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như:

  • Hưng phấn và lo lắng quá mức;
  • Sử dụng một số loại thuốc như: thuốc corticoid, thuốc kháng viêm, thuốc trị viêm phế quản, thuốc hạ huyết áp,...
  • Mất ngủ;
  • Sử dụng các chất kích thích.

Bệnh mạch vành là nguyên nhân gây nhịp nhanh xoang.

3.Biểu hiện và mức độ nguy hiểm của nhịp nhanh xoang

Một số biểu hiện của người mắc nhịp nhanh xoang:

  • Hồi hộp: Cảm giác khó chịu, bồi hồi trong lồng ngực;
  • Đánh trống ngực: Tim đập mạnh và nhanh trong lồng ngực, kèm cảm giác hụt hẫng như bước hụt.
  • Đau tức ngực: Nhói và tức tại lồng ngực trái do lượng máu được bơm tới cơ tim bị giảm.
  • Khó thở: Cảm giác không có không khí để thở, ngộp thở, khó khăn khi cố gắng thở ra.
  • Mệt mỏi: Cảm thấy cơ thể mất dần sức sống, tay chân rã rời; có thể kèm theo cảm giác buồn nôn, bước đi không vững, da xanh xao.
  • Chóng mặt: Đầu óc quay cuồng và xây xẩm do thiếu máu lên não.

Nhịp xoang nhanh vô hại khi đó là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nhịp nhanh xoang cũng có thể là một triệu chứng của bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh cần phải đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Nhịp nhanh xoang nếu không được điều trị có thể dẫn đến một số căn bệnh như thiếu máu cơ tim, ngừng tim đột ngột, suy tim,...

4.     Điều trị nhịp nhanh xoang

4.1 Điều trị nhịp nhanh xoang bằng thuốc

Một số loại thuốc được sử dụng để cải thiện nhịp nhanh xoang như nhóm thuốc chẹn Beta, nhóm thuốc chẹn Canxi, thuốc Ivabradine và Amiodarone. Hiện nay, nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị nhịp nhanh xoang là thuốc chẹn Beta nhằm làm giảm sự hình thành các hợp chất làm tim đập nhanh cũng như giúp thư giãn, giảm căng thẳng, lo âu. Thuốc Ivabradine được sử dụng cho các bệnh nhân mắc nhịp nhanh xoang nhưng chưa rõ nguyên nhân.

Khi được chỉ định dùng thuốc để điều trị nhịp nhanh xoang, điều quan trọng nhất người bệnh cần chú ý là tuân thủ theo liều và lượng dùng của bác sĩ; không được phép dừng thuốc đột ngột. Bởi việc tự ý ngưng sử dụng thuốc có thể làm tình trạng nhịp nhanh xoang thêm nghiêm trọng.

Điều trị nhịp nhanh xoang bằng thuốc.

4.2 Điều trị nhịp nhanh xoang bằng Ninh Tâm Vương

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc kể trên để điều trị nhịp nhanh xoang, người bệnh cũng có thể sử dụng các viên uống có thành phẩm thảo dược để cải thiện tình trạng bệnh.

Thảo dược Khổ sâm có trong thành phần viên uống bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương có thể đem lại những kết quả tích cực đối với người bệnh nhịp nhanh xoang. Các hoạt chất Oxymatrine, Matrine, Sophocarpine, Kurarinone có trong Khổ sâm giúp:

  • Ổn định điện tim nhờ điều hòa các chất điện giải ;
  • Làm thư giãn mạch máu giúp giảm nhịp tim ở người hay lo âu, căng thẳng;
  • Hỗ trợ điều trị các rối loạn nhịp tim;
  • Giảm các cơn nhịp nhanh nhĩ nhờ ức chế kích thích từ cơ tim.

Đối với viên uống chứa Khổ sâm Ninh Tâm Vương, người bệnh nên sử dụng vào lúc đói, trước bữa ăn khoảng 30 phút. Những người bệnh dạ dày có thể sử dụng thuốc sau bữa ăn 1 tiếng. Nên uống các loại thuốc khác sau 1 đến 2 tiếng để đảm bảo hiệu quả tối đa.

  • Trẻ em từ 7 đến 15 tuổi: Dùng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 viên.
  • Người lớn và trẻ em có cân nặng tương đương người lớn: Dùng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 viên.
  • Người huyết áp thấp có kèm chóng mặt: Bắt đầu từ 2 viên mỗi ngày, sau đó tăng dần trên mỗi tuần cho tới khi đạt 4 viên 2 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Viên uống bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương không sử dụng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú và các trường hợp đang bị chảy máu.

Thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương

Khi sử dụng viên uống Ninh Tâm Vương, tùy vào cơ địa mà tác dụng điều trị có thể đến nhanh hay chậm. Điều quan trọng để cải thiện tình trạng nhịp nhanh xoang đó chính là tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ, kiên trì sử dụng thuốc điều trị và kết hợp viên uống Ninh Tâm Vương để đạt được kết quả tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: Ninh Tâm Vương giúp giảm hồi hộp trống ngực

4.3 Thay đổi lối sống, sinh hoạt

Đặc biệt, người mắc nhịp nhanh xoang có thể phòng ngừa và cải thiện bệnh nhờ các phương pháp như:

  • Không sử dụng các chất kích thích: Thuốc lá, rượu, bia, cà phê,...
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ (trái cây, các loại củ, rau xanh,..), omega 3 (đậu nành, đậu phộng, hạt lanh, hạnh nhân, hạt óc chó, cá biển,...), chất điện giải; hạn chế ăn thịt đỏ và đồ uống nhiều đường;
  • Luyện tập thể dục, thể thao hợp lý.

Chế độ ăn dinh dưỡng nhiều rau xanh và trái cây có thể cải thiện nhịp nhanh xoang.

Dù xuất hiện tình trạng nhịp nhanh xoang do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý, người bệnh cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị bệnh bởi các bác sĩ chuyên khoa. Điều này, ngoài việc giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh còn phòng ngừa những biến chứng gây ảnh hưởng đến chức năng tim.