Tiết lợn luộc được coi là 'thần dược' nhưng lại đại kỵ với 4 nhóm người sau
Tiết lợn là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích, chế biến thành các món như tiết luộc, xào với rau, ăn kèm lẩu. Khác với tiết canh, tiết lợn luộc mang đến nhiều tác dụng với sức khoẻ, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món này.
Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của tiết lợn
Bài viết trên Báo Lao động cho biết, dinh dưỡng trong tiết lợn rất phong phú, lượng protein trong tiết lợn bình quân chiếm khoảng 74%, tương đương gấp 4 lần so với thịt lợn, 5 lần so với trứng gà và toàn bộ giá trị protein (bao hàm 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể con người).
Cứ mỗi 100g tiết lợn chiếm tới 16g protein, cao hơn thịt bò và thịt lợn.
Tiết lợn chứa nhiều chất sắt nên nó được xem là nguồn bổ sung sắt tự nhiên và trực tiếp giúp phòng ngừa các bệnh thiếu sắt trong máu, các bệnh về tim mạch, tắc mạch ở người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
Việc trong tiết lợn rất nhiều hàm lượng sắt, tăng cường lượng máu cho cơ thể cũng giúp chị em giảm cảm giác khó chịu trong những ngày “đèn đỏ”.
Ngoài chất sắt và protein thì tiết lợn còn chứa vitamin K có chức năng thúc đẩy máu đông hiệu quả trong những trường hợp cần thiết.
Đặc biệt, trong tiết lợn có hàm lượng nguyên tố vi lượng phong phú. Chúng có khả năng phòng ngừa tế bào ung thư ác tính sinh sản và phát triển.
Theo các nhà khoa học, tiết lợn có chứa chất wound hormone. Chất này có khả năng làm tổn hại hoặc tiêu diệt tế bào xấu, gây hại cho cơ thể. Đồng thời, nó cũng đẩy nhanh quá trình hồi phục của các mô bị tổn thương. Từ đó có thể phòng bệnh ung thư hiệu quả.
Những người không nên ăn tiết lợn
Tiết lợn tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Báo Vietnamnet dẫn nguồn tờ Aboluowang cho biết, các trường hợp bị chảy máu đường ruột tốt nhất không nên ăn. Danh sách đối tượng cần tránh xa món ăn này còn có người có mỡ máu cao, huyết áp không ổn định, cholesterol cao.
Với những người bình thường, các chuyên gia khuyên, bạn chỉ nên ăn tiết lợn một lần một tuần hoặc 2-3 lần trong một tháng. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.
Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo không ăn tiết canh bởi nguy cơ mắc các bệnh trong đó có nhiễm liên cầu khuẩn lợn rất cao.
Trong trường hợp lợn bị bệnh chết, kể cả nấu chín, bạn cũng không được ăn tiết lợn.
Nếu sau khi ăn tiết, có hiện tượng tiêu chảy, sốt cao, xuất huyết dưới da, bệnh nhân cần tới ngay bệnh viện để điều trị.
Trên đây là thông tin giải đáp về câu hỏi "Những ai không nên ăn tiết luộc?". Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa tiết lợn nhé.
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn nấm thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, nhưng ăn bao nhiêu là đủ?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có tốt không?
Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
Những ngày thời tiết thay đổi, bạn nên tích trữ nhiều hơn những thực phẩm này trong nhà. Chúng có thể giúp cả nhà bạn khỏe mạnh đấy nhé!
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên
Cà rốt là một loại rau bổ dưỡng, tiện lợi, đa năng và ăn cà rốt thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của xương, mắt, giảm mức cholesterol, giảm nguy cơ ung thư.