Mắc mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục là bệnh nhiễm trùng đường sinh dục do herpes simplex virus-2 (HSV-2) gây ra. Triệu chứng thường gặp là các vết loét và mụn nước chứa đầy chất lỏng ở vùng hậu môn hoặc bộ phận sinh dục gây ra đau đớn.

Mụn rộp sinh dục là một trong những nguyên nhân gây ra đau đớn ở vùng hậu môn - Ảnh minh họa: Internet

Khi nhận thấy các vết loét ở hậu môn hoặc bộ phận sinh dục, bạn và đối tác tình dục nên đi kiểm tra sức khỏe, thực hiện các xét nghiệm. Mụn rộp sinh dục không có cách chữa trị nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát chúng. Theo đó, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng vi-rút để giảm bớt số lần bùng phát và giảm mức độ nghiêm trọng của ổ dịch.

Nứt hậu môn

Đây là tình trạng nứt trong niêm mạc của lỗ hậu môn, thường xảy ra khi đi đại tiện có phân rất cứng, kích thước lớn.

Các vết nứt làm lộ cơ kiểm soát nhu động ruột có thể dẫn đến đau rát hay chảy máu sau khi đi đại tiện - Ảnh minh họa: Internet

Các vết nứt làm lộ cơ kiểm soát nhu động ruột có thể dẫn đến đau rát hay chảy máu sau khi đi đại tiện. Theo thông tin của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NLM), khi gặp tình trạng nứt hậu môn, hãy đi khám bác sĩ. Nếu bác sĩ nghi ngờ vết nứt do bệnh Crohn (viêm ruột), họ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết và đưa ra giải pháp tốt nhất.

Bên cạnh đó, áp xe hậu môn cũng là nguyên nhân khiến vùng này bị đau đớn, thậm chí nhiễm trùng. Trong trường hợp này, bạn phải gặp ngay bác sĩ để mở và dẫn lưu áp xe, đồng thời thực hiện thực hiện chế độ ăn nhiều rau củ để sớm cải thiện sức khỏe.

Đau thần kinh tọa

Theo cấu tạo cơ thể, dây thần kinh tọa chạy dọc từ sống lưng xuống đến bàn chân. Bà Carrie Pagliano, Chuyên gia lâm sàng của Hiệp hội Vật Lý trị liệu Hoa Kỳ cho biết: “Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, nó có thể gây đau, đôi khi cơn đau xuất hiện ở vùng hậu môn”.

Cơn đau ở hậu môn đôi khi có nguyên nhân từ đau thần kinh tọa - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, cảm giác tê, ngứa ran, nóng rát,… cũng là những triệu chứng đau thần kinh tọa phổ biến. Khi có dấu hiệu đau vùng hậu môn do đau thần kinh tọa, bạn nên tìm đến bác sĩ Vật lý trị liệu để được hướng dẫn tập những động tác có tác dụng cải thiện tình hình.

Mắc hội chứng piriformis

Hội chứng piriformis là một rối loạn thần kinh cơ do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa gây ra ngứa ran, thậm chí tê liệt hông, đau nhức hậu môn. Hội chứng này đôi khi bị nhầm lẫn với đau thần kinh tọa vì các triệu chứng của chúng rất giống nhau.

Khi mắc hội chứng piriformis, bạn sẽ bị đau phần hông, mông và hậu môn - Ảnh minh họa: Internet

Việc tập vật lý trị liệu, thực hiện các động tác thể dục theo sự hướng dẫn của huấn luyện viên có thể giúp kiểm soát và điều trị hội chứng piriformis, giúp bạn giảm các cơn đau ở vùng hậu môn.