Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi nào?
Vắc xin phòng bệnh uốn ván
Uốn ván do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn uốn ván tiết ra độc tố thần kinh mạnh, rất nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Uốn ván ở mẹ là do vi trùng xâm nhập vào cơ thể trong lúc sinh, theo đường sinh dục vào tử cung của người mẹ. Đối với trẻ sơ sinh, vi trùng uốn ván xâm nhập vào nơi cắt và buộc dây rốn (còn gọi là uốn ván rốn sơ sinh).
Phụ nữ mang thai chưa tiêm vắc xin phòng uốn ván trước đây sẽ không có miễn dịch với bệnh. Bên cạnh đó, điều kiện vô trùng tại cơ sở y tế hiện nay vẫn còn yếu kém, nhiều dụng cụ đỡ đẻ không được luộc sôi đủ 20 phút, mầm bệnh uốn ván vẫn còn. Đây là nguyên nhân dẫn tới bệnh uốn ván trong quá trình chuyển dạ.
Vì thế, phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ hoặc đang mang thai chưa được miễn dịch với bệnh uốn ván, chị em cần nhanh chóng tiêm chủng để bảo vệ chính mình và em bé trong bụng.
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi nào?
Các loại vắc xin phòng bệnh uốn ván khá an toàn đối với phụ nữ mang thai vì chúng được làm từ vi sinh vật đã chết. Thông thường, các vắc xin này được tiêm trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ.
Phụ nữ mang thai lần đầu, trước đây chưa tiêm phòng uốn ván, không rõ tiền sử tiêm hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi có chứa thành phần uốn ván cơ bản (mũi tiêm chủng mở rộng lúc còn nhỏ) sẽ được tiêm 2 mũi:
- Mũi 1: Tiêm khi thai được 20 tuần tuổi trở lên, không nên tiêm quá sớm vì thời gian đầu thai nhi chưa ổn định.
- Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 30 ngày và đảm bảo phải tiêm trước sinh ít nhất 30 ngày.
Với thai phụ lúc nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi đầy đủ (gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván...) thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi vào tuần 20 (tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ).
Với chị em trước khi mang thai đã tiêm phòng đủ 5 mũi uốn ván và mũi cuối cùng cách đây không quá 10 năm thì không cần phải tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ nữa. Tuy nhiên, nếu thời gian tiêm mũi cuối đã quá 10 năm thì cần phải tiêm nhắc lại 2 mũi như trên.
Với chị em ở thai kỳ trước đã tiêm đủ 2 mũi và thai kỳ lần này cách không quá 10 năm thì chỉ cần tiêm 1 mũi uốn ván khi thai được khoảng tuần 20 tuổi trở đi. Mũi tiêm phòng uốn ván nhắc lại này rất quan trọng, mẹ bầu có thai lần 2, lần 3 cần chú ý tiêm cho đủ mũi.
Tóm lại, chị em cần xác định được số mũi uốn ván đã tiêm trước đây để thông báo cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ là người tư vấn số mũi tiêm cần thiết cho bà bầu để đảm bảo miễn dịch tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu?
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu được thực hiện rộng rãi tại các cơ sở y tế có dịch vụ tiêm chủng như: Trạm y tế phường, trung tâm y tế dự phòng, bệnh viện phụ sản...
Tốt nhất mẹ bầu nên chọn tiêm phòng ở trạm y tế phường nơi mẹ đang cư trú. Ở đây bác sĩ có thể quản lý lịch tiêm của mẹ cũng như quá trình tiêm chủng cho bé sau khi sinh.
Chị em cần nắm rõ lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu khi nào để tiêm phòng cho đúng, phòng bệnh luôn tốt hơn là chữa bệnh.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.