Tiêm phòng chó dại: Chủ quan 1, nguy cơ tử vong 10
Tiêm phòng chó dại hiện nay nhiều người vẫn còn đang rất chủ quan. Chỉ cho đến khi có sự việc xảy ra, thậm chí là xảy ra hậu quả đáng tiếc rồi mới nghĩ đến chuyện tiêm phòng dại.
Thực tế gần đây đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra do không được tiêm phòng chó dại kịp thời. Vì vậy chúng ta nên thực hiện nghiêm túc việc tiêm phòng chó dại chứ không nên để tình trạng “mất bò rồi mới lo làm chuồng”.
Bài viết dưới đây là tất cả các vấn đề nóng về việc tiêm phòng chó dại mà bạn cần lưu ý.
Bệnh dại là gì?
Bệnh dại là bệnh do virus dại (rabies virus) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Bệnh dại đã được ghi nhận từ thời cổ xưa, mô tả từ cách đây hơn 3000 năm là một căn bệnh truyền nhiễm đáng sợ ở tất cả các loài động vật có vú, trong đó có con người.
Thời gian ủ bệnh của bệnh dại là bao nhiêu lâu?
Tính từ khi bị nhiễm trùng và thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 1 – 3 tháng ở người. Nhưng cũng có ca chỉ sau 4 ngày và cũng có ca đã được ghi nhận dài đến 6 năm sau mới phát bệnh gây tử vong. Điều này tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của vết thương bị nhiễm trùng và khoảng cách virus di chuyển dọc theo dây thần kinh ngoại biên để đến hệ thần kinh trung ương.
Dấu hiệu của bệnh dại
+ Dấu hiệu đầu tiên khi bị nhiễm virus dại là sốt và đau đầu.
+ Cảm thấy ngứa ran ở vết thương hoặc điểm tiếp xúc
+ Cử động dữ dội, hưng phấn không kiểm soát, sợ nước, không thể di chuyển các bộ phận của cơ thể.
+ Nhầm lẫn và mất ý thức
+ Khi đã xuất hiện các triệu chứng trên thì bệnh nhân sẽ tử vong chắc chắn.
Nguyên nhân mắc bệnh dại là gì?
Bệnh dại lây truyền chủ yếu từ các chất tiết bị nhiễm thường là do bị động vật mắc bệnh cắn, hoặc liếm kể cả con người. Nước dãi của động vật bị dại cũng có thể truyền bệnh dại nếu tiếp xúc với mắt, miệng hoặc mũi.
Trong đó là động vật bị dại phổ biến nhất là chó. Có đến hơn 99% các trường hợp mắc bệnh dại ở các quốc gia là do bị chó dại cắn. Bệnh dại rất nguy hiểm chính vì vậy chúng ta cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại
Ngay khi bị động vật cắn. Hoặc tiếp xúc vết thương hở với dãi của động vật.
Tiêm phòng dại khi bị chó cắn như thế nào?
Khi nào cần tiêm phòng dại?
Tiêm phòng dại cho người có thể dựa vào phân loại 3 cấp độ từ "Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người" của Bộ Y tế như sau:
+ Cấp độ I: Sờ, cho động vật ăn, liếm trên da lành thì không cần điều trị.
+ Cấp độ II: Có vết xước, vết cào, liếm trên da bị tổn thương, niêm mạc thì khuyến cáo nên tiêm vắc-xin ngay.
+ Cấp độ III: Khi có một hoặc nhiều vết cắn, cào xuyên thấu da, niêm mạc bị nhiễm nước dãi của động vật thì khuyến cáo nên tiêm huyết thanh kháng dại và vắc-xin phòng bệnh dại ngay lập tức.
Phác đồ tiêm phòng dại
Tiêm phòng dại mấy mũi cần dựa vào phác đồ tiêm cho từng loại như sau:
Phác đồ tiêm phòng dại trên bắp
+ Đối với người chưa từng tiêm dự phòng từ trước: Phải tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Riêng trường hợp phơi nhiễm độ III, bạn cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.
+ Đối với người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: Phải cần tiêm 02 mũi vào ngày 0 và 3.
+ Đối với người đã tiêm dự phòng nhưng không đều hoặc quá 5 năm: Phải tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.
Phác đồ tiêm phòng dại trên da
Cần sử dụng liều 0.1ml vắc-xin hoàn nguyên như sau:
+ Đối với người chưa tiêm dự phòng trước đó: Cần phải tiêm 4 mũi gồm 0.1 ml/liều mỗi mũi tiêm, tiêm 2 mũi tại 2 vị trí tiêm khác nhau vào các ngày 0, 3, 7 và 28.
+ Đối với người đã tiêm dự phòng: Cần phải tiêm 0.1ml vào các ngày 0 và 3.
Tiêm phòng dại cho trẻ em cần lưu ý gì?
Ngay khi trẻ bị chó dại cắn hoặc khi trẻ có tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi bị dại cần phải rửa ngay vết thương của bé dưới vòi nước sạch. Tiếp đó, phụ huynh phải dùng dung dịch sát khuẩn để diệt virus dại, có thể dùng xà phòng hay cồn iodine trong vòng 15 phút để có hiệu quả tốt nhất.
Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bé được điều trị bằng kháng huyết thanh dại, và tiêm phòng dại.
Thời gian vàng để điều trị dự phòng bệnh dại là 24 - 48h sau khi bị cắn. Thời gian càng sau khi bị động vật cắn kéo dài thì hiệu quả điều trị càng kém và nạn nhân càng có nguy cơ cao bị tổn thương tế bào thần kinh cao hơn.
Sau khi tiêm phòng chó dại cho trẻ, cần cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc, và đảm bảo cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cần tránh sử dụng các loại thuốc như corticoides, ACTH hay thuốc làm giảm miễn dịch 6 tháng kể từ sau khi tiêm phòng dại cho trẻ em.
Nếu như sau khi tiêm phòng, trẻ gặp phải các phản ứng phụ như chỗ tiêm bị ngứa, sưng và đau; toàn thân thấy mệt mỏi, đau nhức, chóng mặt, sốt, đau khớp, dị ứng... thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Tiêm phòng dại ở đâu?
Khi bị động vật cắn đặc biệt là chó cắn, bệnh nhân cần tới ngay các trung tâm tiêm phòng bệnh dại để được tiêm phòng bệnh kịp thời.
Hiện nay, vacxin tiêm phòng bệnh dại đều được cung cấp ở các trung tâm y tế dự phòng hoặc các trung tâm y tế ở địa phương. Do vậy bạn có thể đến những nơi đó để được tiêm phòng vacxin sớm.
Tiêm vắc xin phòng dại có hại không?
Tiêm phòng dại có ảnh hưởng gì không? Sau khi sử dụng Vacxin tiêm phòng dại có thể xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn như:
+ Phản ứng nhẹ tại chỗ tiêm: Đau, quầng đỏ, sưng, ngứa, có nốt cứng tại chỗ tiêm.
+ Phản ứng toàn thân: Sốt vừa, run rẩy, ngất, suy nhược, đau đầu, chóng mặt, đau khớp, đau cơ, buồn nôn, đau bụng.
+ Ở trường hợp cá biệt: Sốc phản vệ, mày đay, ban đỏ.
+ Ở những trẻ sinh non, trong 2 -3 ngày sau khi tiêm phòng thì trẻ có thể bị cơn ngưng thở tạm thời.
Tiêm phòng dại bao nhiêu tiền?
Tiêm phòng dại có giá giao động từ 215.000 – 260.000 đồng/1 mũi tiêm. Với phác đồ tiêm 5 mũi thì giá sẽ rơi vào khoảng dưới 1.500.000 đồng.
Những lưu ý khi tiêm phòng dại
+ Tiêm vắc-xin cho những người có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh dại cao, cần phải cân nhắc đánh giá lợi và hại trước khi tiêm.
+ Nếu trong khi đang tiêm phòng theo lịch hẹn mà phát hiện mình có thai, bạn cần hỏi ngay ý kiến của bác sĩ. Nên nhớ rằng vacxin có thể ảnh hưởng đến thai nhi vì vậy chỉ có bác sĩ mới có thể quyết định lịch tiêm phòng phù hợp với tình trạng của từng người.
+ Có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh dại khi đang cho con bú sữa mẹ trong trường hợp cần thiết nhưng nhất định phải hỏi ý kiến bác sĩ.
Có thể thấy, tiêm phòng chó dại rất cần thiết và cần phải tiêm kịp thời sau khi chị chó hoặc động vật cắn trong vòng 24 giờ đồng hồ. Nếu chậm trễ, nguy cơ tử vong sẽ cao nếu động vật có virut dại.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....