Dưa hấu còn có các chất như caroten, thiamine, riboflavin, niacin, axit ascorbic, chất xơ thô, muối vô cơ, canxi, phốt pho, sắt,… nên có tác dụng thúc đẩy cơ thể tiết dịch, làm dịu cơn khát.

Chính vì hàm lượng đường cao nên đối với bệnh nhân tiểu đường, câu hỏi đặt ra là liệu có thể ăn loại quả "vua của mùa hè" này được không?

Tin đồn rằng "một quả dưa hấu bằng 6 bát cơm" thực ra hơi phóng đại. Bản thân lượng calo của dưa hấu không cao, phần lớn là nước, 100 gam thịt dưa hấu không có vỏ, trên thực tế, lượng calo khoảng 30 kcal , thậm chí còn thấp hơn cả lượng calo của táo.

Hầu hết mọi người đều cho rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh ăn dưa hấu càng nhiều càng tốt, vì vị của dưa hấu tương đối ngọt, dễ gây biến động lượng đường trong máu sau khi ăn.

Một số người cũng sẽ lo lắng hỏi rằng tuy ít calo nhưng "chỉ số đường huyết" (GI - tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn của thực phẩm) của dưa hấu lại khá cao, không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu? 

Một số thực phẩm có vị không ngọt, nhưng có chỉ số đường huyết cao, và một số thực phẩm có vị ngọt lại không có chỉ số đường huyết cao. Theo nghiên cứu, chỉ số đường huyết của dưa hấu là 72, tương đối cao (Từ 55 - 69 là trung bình, trên 70 được xem là cao).

Tuy nhiên, chỉ số đường tải (GL - biểu thị sự kết hợp giữa lượng carbohydrate và GI thực tế trong một khẩu phần ăn) khi ăn dưa hấu lại tương đối thấp, chỉ số GL = 2 cho mỗi 100g dưa hấu. Vì lượng GL của dưa hấu thấp nên bệnh nhân tiểu đường có thể ăn loại trái cây này với hàm lượng vừa phải, cân đối với những thực phẩm khác trong bữa ăn.

Để ăn dưa an toàn, những người thích ăn ngọt phải làm những điều sau:

1. Kiểm soát số lượng ăn

Mặc dù bệnh nhân tiểu đường có thể ăn dưa hấu nhưng không có nghĩa là bệnh nhân có thể ăn dưa hấu với số lượng lớn trong một lần.

Xét cho cùng, dưa hấu cũng là một loại thực phẩm có đường, ăn quá nhiều cũng sẽ dẫn đến cơ thể nạp quá nhiều đường và nước, làm tăng gánh nặng cho thận của người bệnh, tăng số lần đi tiểu, gây dao động đường huyết.

Vì vậy, nếu bệnh nhân đái tháo đường muốn ăn dưa hấu thì có thể ăn tối đa 200gr mỗi ngày, không nên quá tham lam sẽ khiến lượng đường trong máu dao động.

2. Có thể ăn dưa hấu khi lượng đường trong máu ổn định

Lượng đường huyết của cơ thể người bệnh tiểu đường đang trong thời kỳ bất ổn, tốt nhất nên tránh ăn dưa hấu và bất kỳ thực phẩm nào có chứa đường.

Để lượng đường trong máu trở lại trạng thái bình thường càng sớm càng tốt, người bệnh nên kiểm soát chặt chẽ việc ăn uống, điều chỉnh chế độ ăn uống, đợi đến khi lượng đường trong máu ổn định thì mới được ăn một lượng nhỏ dưa hấu.

3. Ăn dưa hấu giữa các bữa ăn

Tốt nhất bệnh nhân tiểu đường nên chọn khoảng cách giữa các bữa ăn trong ngày để ăn dưa hấu, vì trong khoảng thời gian này, dạ dày đã tiêu hóa gần hết thức ăn đã ăn.

Ngoài dưa hấu, bạn cũng có thể ăn các loại trái cây khác với lượng nhỏ để giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng.

4. Tốt nhất nên giảm ăn thực phẩm chủ yếu sau khi ăn dưa hấu

Nếu bệnh nhân tiểu đường thấy rằng lượng đường trong máu của họ cao hơn đáng kể sau khi ăn dưa hấu, họ nên cố gắng giảm lượng thực phẩm chủ yếu vào bữa ăn tiếp theo.

Chỉ bằng cách này, lượng đường trong máu tăng cao mới có thể được hạ xuống và giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức bình thường, tránh làm trầm trọng thêm các tổn thương mãn tính cho cơ thể.