Thai phụ ăn gì vào con không vào mẹ: Vấn đề nhức nhối đã có lời giải
Nội dung bài viết:
Nguyên tắc chọn những món ăn giúp thai nhi tăng cân
Giai đoạn 1: Ba tháng đầu thai kỳ
Ở những tháng đầu thai kỳ, các bà mẹ không cần nhiều năng lượng. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải đảm bảo đủ chất đạm và những vi chất thiết yếu, đặc biệt là axit folic, sắt, kẽm…
Trong đó, axit folic cần đảm bảo cung cấp đủ để dự phòng dị tật ống thần kinh và phân chia, hình thành tổ chức tế bào thai nhi. Mẹ nên bổ sung trứng, sữa, ngũ cốc nguyên cám và các loại rau xanh có màu đậm như rau bina, rau muống, súp lơ xanh…
Giai đoạn 2: Ba tháng giữa thai kỳ
Từ tháng thứ 3 - 6, bé hình thành đủ các bộ phận trong cơ thể. Đây là thời gian để phát triển hệ thần kinh và các cơ quan xúc giác, thị giác, thính giác. Để tốt cho con, mẹ nên xây dựng một thực đơn ăn vào con không vào mẹ với các loại thức ăn có canxi và sắt.
Mẹ vẫn uống thuốc bổ hoặc vitamin tổng hợp để phát triển thai nhi, ăn thực phẩm đa dạng nhưng hạn chế tinh bột và đồ ngọt. Các mẹ uống sữa bầu nên hạn chế loại quá ngọt khiến tăng cân nhanh.
Giai đoạn 3: Ba tháng cuối thai kỳ
Từ tháng thứ 6 - 9, thai nhi phát triển về da thịt, vậy mẹ nên ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối? Trong giai đoạn này, muốn bé tăng cân nhiều, các mẹ hãy bắt đầu ăn nhiều tinh bột và uống sữa. Mẹ có thể ăn 2 bát cơm/ngày và uống 2 - 3 ly sữa.
Ngoài ra, mẹ nên uống nhiều nước, ăn hoa quả sẽ hạn chế nguy cơ bị phù chân tay và biến dạng mặt. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn nhiều trứng vịt lộn và lươn có nhiều chất để giúp bé có thể phát triển chỉ số cân nặng.
Nguyên tắc ăn uống vào con không vào mẹ
Các mẹ ăn nhiều hơn là điều cần thiết nhưng không phải là "quá nhiều", khi mẹ ăn quá nhiều, đặc biệt là những thực phẩm có hàm lượng đường và carbohydrate cao sẽ khiến mẹ tăng cân nhanh, gặp tiểu đường thai kỳ, em bé hấp thụ lượng đường trong máu cao khiến cũng lớn cân và có thể sẽ sinh non.
Chia nhỏ bữa thành 5 - 6 bữa/ngày để cơ thể tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn, khắc phục tình trạng nghén trong những tháng đầu và kiểm soát cân nặng trong những tháng tiếp theo.
Trong mỗi khẩu phần ăn của mình, mẹ nên chia các nhóm dinh dưỡng theo tỉ lệ 25% protein, 25% tinh bột, 50% rau củ. Rau xanh, hoa quả giúp bổ sung vitamin, chất xơ và còn giúp mẹ bầu tránh được tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiêu.
Hạn chế các loại đồ ăn nhanh vì chúng chỉ khiến mẹ tăng cân mà không hề bổ sung dinh dưỡng cho con phát triển.
Uống đủ 3 lít chất lỏng (sữa, nước lọc, nước trái cây, canh) và không nên uống nước ngọt, nước có gas hay bia rượu.
Đi bộ đều đặn mỗi ngày 30 phút, đồng thời những lúc rảnh rỗi nên tập các bài tập thể dục dành riêng cho bà bầu để tiêu hao mỡ thừa, giúp mẹ dẻo dai, tăng tuần hoàn máu nuôi thai.
Bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp chứa đầy đủ dưỡng chất thiết yếu từ giai đoạn trước và khi mang thai giúp đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của mẹ mà không cần phải cố gắng ăn quá nhiều.
Những thực phẩm ăn vào con không vào mẹ
Trứng
Để giải đáp thắc mắc về việc ăn gì để mẹ không tăng cân con lại lớn thì không thể không nhắc đến trứng. Trứng rất tốt cho mẹ bầu, trứng giàu sắt, folate, choline, protein… là những dưỡng chất vô cùng quan trọng cho sự phát triển của bé. Đặc biệt, choline có tác dụng làm giảm các nguy cơ dị tật cho thai nhi (tật nứt đốt sống) mà không làm mẹ bầu tăng cân.
Ngoài ra, có rất nhiều món ăn được chế biến với trứng giúp mẹ bầu có thể thay đổi thực đơn hàng ngày một cách đa dạng như luộc, rán, trứng tráng, trứng ốp lết, hấp,...
Khoai lang
Khoai lang rất giàu chất xơ, vitamin B6, kali (thậm chí nhiều hơn trong chuối), Vitamin C, sắt và beta - carotene (chất chống oxy hóa, chuyển đổi thành vitamin A, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mắt, xương và da em bé) nhưng lại không cung cấp nhiều đường hay tinh bột cho mẹ. Khoai lang rất dễ tiêu hóa, giúp mẹ nhanh no nhưng lại không làm mẹ tăng cân.
Hạnh nhân, quả óc chó
Hạnh nhân và óc chó đều chứa nhiều chất béo lành mạnh (omega - 3 tăng cường phát triển não em bé), protein, chất xơ, magie, vitamin và khoáng chất, giúp mẹ bầu có một bữa ăn nhẹ nhưng đầy đủ năng lượng, kiểm soát được sự thèm ăn cho mẹ, giúp mẹ khỏe mạnh, em bé phát triển tốt nhất mà mẹ không sợ bị tăng cân, nặng nề.
Ăn thịt nạc
Thịt nạc là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời, rất giàu sắt, vitamin B6 và B12, giúp duy trì các dây thần kinh khỏe mạnh và các tế bào hồng cầu đầy đủ. Rõ ràng, khi mang thai cơ thể mẹ cần nhiều protein hơn bình thường (khoảng 25 gram mỗi ngày) để giúp bé phát triển và để đảm bảo việc hình thành cơ bắp của bé.
Chất sắt
Mẹ bầu không nhận đủ khoáng chất này có thể làm giảm sự phát triển của bé, tăng nguy cơ sinh non và cân nặng không đủ. Mặt khác, sắt cũng quan trọng đối với mẹ, nó cần thiết cho sự hình thành hồng cầu giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Nước cam Hàng ngày bổ sung nước cam sẽ cung cấp nhiều folate và axit folic, kali và vitamin C, các chất dinh dưỡng cần thiết để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh sớm trong thai kỳ, đảm bảo cả thai kỳ khỏe mạnh suốt chín tháng.
Ngoài ra, nước cam còn giúp giảm khả năng cảm lạnh, giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn và giữ cho cả răng và xương mẹ khỏe mạnh. Thêm vào đó, các mẹ có thể bổ sung vitamin C từ bông cải xanh, cà chua, dâu tây, ớt đỏ và nhiều loại trái cây họ cam quýt, xoài,...
Bổ sung sữa chua giúp vào con không vào mẹ
Sữa bầu nào vào con không vào mẹ? Thay vì quá lăn tăn về sữa bầu, mẹ có thể nghĩ đến sữa chua nguyên chất, loại sữa chứa nhiều canxi. Thêm vào đó, sữa chua còn có các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự hình thành xương, bao gồm protein, vitamin B và kẽm.
Các mẹ khi mang thai nên dùng 1.000 mg canxi mỗi ngày để giảm nguy cơ sinh non cũng như tránh tình trạng bị loãng xương ở mẹ, giúp mẹ khỏe mạnh, đủ sức khỏe và dưỡng chất, đảm bảo bé phát triển tốt mà không lo tăng cân, cân nặng vào mẹ nhiều.
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả
Rau xanh, hoa quả giàu chất chống oxy hóa và dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với cả mẹ và bé trong bụng. Ngoài những chất chống oxy hóa, rau xanh cung cấp canxi, kali, chất xơ, folate và vitamin A, đủ dinh dưỡng mà không sợ thừa chất hay phải ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng.
Hải sản
Hải sản như cá, tôm... là nguồn cung cấp axit béo omega - 3 và protein dinh dưỡng. Một số hải sản nổi bật như cá hồi rất giàu axit béo omega - 3 (còn gọi là DHA và EPA) giúp não của bé phát triển và là đáp án tiêu biểu nhất cho vấn đề ăn gì vào con không vào mẹ.
Omega - 3 rất tốt cho sự phát triển cho đôi mắt của bé và thịt cá cũng là một nguồn tuyệt vời cung cấp protein nạc dễ tiêu hóa cho các bà mẹ. Có thể mẹ vẫn còn lo lắng về hàm lượng thủy ngân trong hải sản, tuy nhiên, giới hạn tiêu thụ ăn 2 - 3 bữa/tuần vẫn là mức an toàn cho mẹ và bé.
Có rất nhiều loại thực phẩm cho mẹ bầu lựa chọn, mẹ hãy chọn ăn gì vào con không vào mẹ để vừa đủ chất vào con, vừa giữ dáng sau sinh.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.