Cha mẹ ăn nói độc địa

Trong cuộc sống thực tế, nhiều bậc cha mẹ thường thốt ra những lời khó nghe khi thấy con mình học hành không được như ý muốn. Tuy nhiên, những đứa trẻ thường chỉ biết chấp nhận một cách thụ động, khóc thầm và tổn thương mà cha mẹ không hề hay biết.

"Con thật sự rất ngu ngốc!”, “Con không bằng 1/10 của người khác”.

Có lẽ không ít cha mẹ đều đã nói những lời độc địa này trước mặt con cái. Những bậc cha mẹ có cách ăn nói như vậy thường sẽ trở thành “kẻ thù” lớn nhất trong tâm hồn con.

Cha mẹ đòi hỏi hà khắc

Nhiều bậc cha mẹ yêu cầu con cái phải đứng đầu trong mọi việc, bất kể là hoạt động nào cũng phải giữ vị trí thứ nhất.

Những đứa trẻ này sẽ luôn cảm thấy căng thẳng hàng ngày, sự chú ý của chúng hoàn toàn tập trung vào những thay đổi cảm xúc của cha mẹ.

Những bậc cha mẹ hay đòi hỏi như vậy cũng rất dễ trở thành “kẻ thù” trong mắt con cái.

 Cha mẹ không biết tôn trọng

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng con cái do mình sinh ra, không nên có bất kỳ sự riêng tư nào cho dù đó là nhật ký hay ngăn kéo, cặp sách,… Tất cả đều phải nằm trong tay của cha mẹ.

Ý thức về bản thân của trẻ sẽ tăng dần khi lớn lên, trẻ cũng sẽ cảm thấy khó chịu với cách cư xử quá độc đoán, coi thường mình của cha mẹ, càng làm nặng thêm tâm lý nổi loạn, sẽ dùng hết sức để chống lại cha mẹ.

Kiểu cha mẹ này đóng một vai trò cực kỳ không tốt đối với sự trưởng thành của trẻ, có thể sẽ trở thành “kẻ thù” trong lòng trẻ.

Cha mẹ kiểm soát quá nhiều

Một số cha mẹ hy vọng rằng con cái của họ sẽ hành động theo sự sắp xếp của riêng họ và họ không muốn con mắc phải bất kỳ sai lầm nào.

Lớn lên bên cạnh cha mẹ kiểm soát quá nhiều, trẻ sẽ phải chịu tổn thương rất lớn. Sau khi trưởng thành, các kỹ năng xã hội cũng sẽ bị ảnh hưởng, sự oán hận của chúng đối với cha mẹ sẽ trở nên rõ ràng hơn theo độ tuổi.

Bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con cái thành rộng, thành phượng. Chính vì khát khao mãnh liệt ấy mà mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên bấp bênh.

Yêu thương con không thể dùng cách “coi đó là chuyện đương nhiên” trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ, mà phải được con cái thực sự chấp nhận, yêu thương như vậy mới là thiết thực và hiệu quả nhất.