Hầu hết, thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc ăn quá nhiều là nguyên nhân phổ biến khiến cân nặng tăng nhanh. Tuy nhiên, nếu bạn không có những thói quen này nhưng vẫn tăng cân không kiểm soát thì có thể bạn đang gặp phải một số vấn đề khác về sức khỏe. Dưới đây là một số bệnh có thể là nguyên nhân khiến bạn tăng cân.

Vấn đề về tiêu hóa

Khi gặp vấn đề về tiêu hóa, việc hấp thụ chất dinh dưỡng và hạn chế chất béo dư thừa tích tụ sẽ bị cản trở, góp phần tích tụ mỡ thừa và gây tăng cân. Cạnh đó, táo bón, rối loạn tiêu hóa... cũng có thể là nguyên nhân khiến cân nặng thay đổi. Bởi vậy, khi gặp phải tình trạng tăng cân thì nên chú ý đến các biểu hiện về tiêu hóa.

Trầm cảm

Trầm cảm khiến hormone adrenaline và cortisol trong cơ thể sẽ tăng cao, khiến cơ thể tự động dự trữ năng lượng và chất béo. Cạnh đó, những người ngồi làm việc hàng giờ rất dễ bị trầm cảm, cộng với việc ít vận động khiến calo dư thừa tăng cao. Đồng thời, bạn còn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, lo âu, mất ngủ và chóng mặt.

Căng thẳng kéo dài

Khi thường xuyên căng thẳng và lo âu, hormone cortisol sẽ liên tục được sản xuất. Theo đó, lượng hormone này tăng cao sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và dễ gây tích tụ chất béo dư thừa. Ngoài ra, stress kéo dào cũng khiến cân nặng và mỡ bụng tăng cao bất thường. Do vậy, bạn nên sắp xếp công việc và để tâm trạng thoải mái để tránh gây căng thẳng.

Mất ngủ

Xu hướng sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo thường xuất hiện ở người mất ngủ. Tình trạng nàu kéo dài gây ảnh hưởng tới hormone gây đói và quá trình trao đổi chất. Ngủ ít làm gia tăng hormone báo hiệu "đã đến giờ ăn" ghrelin và hạ thấp nồng độ hormone no leptin. Hiện tượng này khiến bạn tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn bình thường, gây nên tăng cân.

Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng

Không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Trong đó, thiếu hụt magie, sắt hay vitamin D gây ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất và tăng khả năng tích tụ mỡ thừa. 

Một số vấn vấn đề về khớp

Ít ai biết, các vấn đề về khớp như đau, viêm, đặc biệt là đầu gối và hông cũng góp phần tăng cân.

Mất cân bằng điện giải

Thói quen uống không đủ nước hàng hay thường xuyên ăn các thực phẩm giàu natri có thể gây ra tình trạng tăng cân do tích nước. Một số thực phẩm chứa lượng muối cao như đồ muối chua, đồ hộp… cần được cân nhắc trong chế độ ăn để tránh mắc phải tình trạng này.

Bệnh tuyến giáp

Theo Hiệp hội về Tuyến giáp của Mỹ, cứ trong 8 phụ nữ thì có 1 người phát triển chứng rối loạn tuyến giáp trong cuộc đời. Và hầu hết, các phụ nữ trẻ đến gặp bác sĩ để chia sẻ về vấn đề tăng cân không rõ nguyên nhân, kiểm tra tuyến giáp sẽ là điều đầu tiên bác sĩ thực hiện.

Cụ thể, tuyến giáp có hình cánh bướm làm nhiệm vụ sản sinh hormone điều tiết quá trình trao đổi chất, thường nằm ở cổ. Theo đó, khi bộ phận này gặp vấn đề, quá trình trao đổi chất sẽ bị ảnh hưởng, gây tăng cân bất thường. Phụ nữ mắc chứng bệnh này còn có thể gặp tình trạng suy kiệt năng lượng hoặc mệt mỏi, da khô, rụng tóc, khàn giọng, hay táo bón.

Tăng cân do gen

Nếu một người mang trong mình gen béo phì thì khả năng hấp thụ chất béo của họ cao hơn nhưng hoạt động trao đổi chất thì chậm hơn người bình thường. Chính vì thế, một khi họ ăn ít đi hoặc nhịn ăn, do quá trình trao đổi chất chậm lại nên cơ thể họ không những không sử dụng mỡ thừa, tạo năng lượng nuôi cơ thể mà còn là nguyên nhân tích tụ lượng mỡ thừa, gây béo phì.

Đồng thời, do thiếu năng lượng để hoạt động khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, không hoạt động hiệu quả, dẫn tới thừa cân.