Tắm vào khung giờ bác sĩ khen tốt, người phụ nữ miền Tây vẫn đột quỵ, vậy tắm thế nào mới đúng?
Bà Nguyễn Loan (52 tuổi, ở Tiền Giang) có tiền sử bị cao huyết áp. Mới đây, sau khi đi làm về, bà đi tắm vào khoảng 7 giờ tối. Đây là khoảng thời gian được nhiều chuyên gia y tế cho rằng thích hợp để tắm sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Khi đang tắm, bà Loan đột ngột yếu liệt nửa người trái, mặt méo nên được gia đình đưa đến bệnh viện tư ở TP.HCM cấp cứu trong tình trạng huyết áp tăng cao 180/100 mmHg, sức cơ tay và chân trái giảm còn 3/5.
Bà Loan được nhân viên y tế hỗ trợ tập vật lý trị liệu sau đột quỵ. Ảnh: BVCC.
Từ kết quả chụp CT 768 lát cắt sọ não, BS.CKII Trần Lê Thanh Tâm, Khoa Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh (Bệnh viện Tâm Anh), chẩn đoán bà Loan bị đột quỵ máu não cấp giờ thứ 3 (thời điểm nằm trong khung giờ vàng cấp cứu đột quỵ nhồi máu não).
Bác sĩ Tâm cho biết, bà Loan được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch ngay tại phòng chụp CT, giúp tái thông mạch máu não sớm, giảm tối đa tổn thương não. Sau 90 phút, sức khỏe của bà cải thiện rõ rệt, huyết áp còn 150/90 mmHg, hết yếu liệt.
Sau 4 ngày, bà Loan tự đi đứng, nói chuyện, vận động gần như bình thường và được tầm soát kỹ các yếu tố nguy cơ tái phát đột quỵ như siêu âm tim, điện tâm đồ, xét nghiệm mỡ máu. Dự kiến, trong những ngày tới, nếu không có dấu hiệu nguy hiểm, bệnh nhân có thể xuất viện.
Nếu chỉ tắm thì không thể gây đột quỵ
Theo TS.BS Nguyễn Bá Thắng, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, đột quỵ còn gọi là tai biến mạch máu não, thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vài phút.
Đột quỵ do nhiều yếu tố nguy cơ khi gặp sự thay đổi đột ngột của cơ thể gây nên. Ảnh minh họa.
“Một mình yếu tố thời tiết, thói quen sinh hoạt thì không thể gây ra cơn đột quỵ được. Nhưng một người có các yếu tố như huyết áp, tiểu đường, hẹp động mạch vành, có bất thường về tim… thì sẽ có nguy cơ cao khi đột ngột thay đổi nhiệt độ, trạng thái vận động”, bác sĩ Thắng khẳng định.
Bác sĩ Thắng giải thích, việc có các yếu tố nguy cơ trên sẽ làm thay đổi dòng chảy của máu trong cơ thể, nếu gặp các thay đổi đột ngột do thời tiết hay thói quen sinh hoạt thì dễ có bất thường xảy ra. Chẳng hạn, khi chúng ta đi ngoài nắng nóng, các mạch máu sẽ giãn ra, tuyến mồ hôi, tim cũng sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn. Khi vào bóng mát hay phòng máy lạnh, nhiệt độ tăng, giảm đột ngột hay đổi trạng thái đang vận động sang ngồi một chỗ thì sẽ làm thay đổi huyết áp, co giãn mạch, nhịp tim cũng không ổn định, không tốt cho điều hòa hoạt động của cơ thể, hệ tim mạch và não nên dễ xảy ra bất thường. Nhẹ thì khiến cơ thể mệt mỏi hoặc cảm cúm. Trong trường hợp người đó có yếu tố nguy cơ như hẹp mạch máu, xơ vữa hay nhịp tim đang có bất thường thì có thể dẫn tới cơn đột quỵ.
Vì vậy, bác sĩ Thắng khuyến cáo, để tránh các bất thường xảy ra, chúng ta nên giữ cơ thể luôn thoải mái, không thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột. Cần che chắn khi đi ngoài nắng hay thời tiết lạnh để giảm ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường với cơ thể. Ngoài ra, cần bù nước đầy đủ và giảm/tăng nhiệt độ từ từ khi ở ngoài nắng về để cơ thể làm quen, thích nghi từ từ.
Theo các bác sĩ, khi tắm cầni thực hiện từ từ từng bước một, không nên xả nước từ đầu xuống ngay. Ảnh minh họa.
Đối với nguy cơ đột quỵ do tắm đêm, bác sĩ Thắng cho rằng, nhiệt độ vào ban đêm sẽ thấp hơn ban ngày. Nếu đang ở nhiệt độ nóng/lạnh, chúng ta vào phòng tắm, bật vòi nước rồi đột ngột xả vào người, nhất là nước lạnh thì nó sẽ làm thay đổi các phản xạ của cơ thể cũng như các vân mạch, huyết áp và có thể dẫn đến nguy hiểm.
Bác sĩ Thắng khuyến cáo, tốt nhất chúng ta không nên tắm quá khuya. Trong trường hợp phải tắm đêm thì nên để cơ thể làm quen dần theo thứ tự: Rửa mặt trước, sau đó rửa chân, tay, bụng rồi mới đến ngực, đầu và tắm toàn thân. “Việc tắm từ từ như vậy sẽ giúp cơ thể thích nghi với yếu tố môi trường, không chỉ tránh được đột quỵ mà còn nhiều căn bệnh nguy hiểm khác”, bác sĩ Thắng chia sẻ.
TS.BS Mai Đức Thảo, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, cũng cho rằng, hiện chưa có nghiên cứu, bằng chứng nào chứng minh tắm đêm có liên quan đến đột quỵ. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể xác định được mối liên quan giữa đột quỵ và tắm đêm. Đó là phương pháp tắm, nhiệt độ, thời gian, tuổi và các nguy cơ.
Vì vậy, bác sĩ Thảo cũng khuyến cáo, nên tắm trước 9 giờ tối, không nên tắm quá lâu, không tắm ngay sau khi ăn. Tốt nhất nên tắm theo trình tự các bước rửa mặt, rồi sau đó tắm xuống toàn thân từ trên xuống và cuối cùng là gội đầu. “Thực hiện đúng những bước này giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm giãn nở lỗ chân lông, tránh các bất thường xảy ra khi tắm”, bác sĩ Thảo nhấn mạnh.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....