Tại sao trẻ sơ sinh bị nấc và cách chữa trị thế nào mới hiệu quả?
1. Hiện tượng nấc ở trẻ sơ sinh là gì?
Nấc hay nấc cụt là một hiện tượng sinh lý xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh từ 2-3 tháng tuổi. Đây là sự co thắt không tự chủ và bị ngắt quãng của cơ hoành lặp đi lặp lại khiến cho quá trình hít vào chưa kết thúc, thanh môn đã đóng lại đột ngột gây ra hiện tượng nấc.
Trong thực tế, nấc cũng là phản xạ của hệ thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai để chuẩn bị cho các cơ quan hô hấp vận hành việc thở khi trẻ được sinh ra. Thông thường, trẻ sơ sinh bị nấc chỉ trong vài phút hay có thể nấc nhiều lần trong ngày tùy vào từng cơ địa của mỗi bé. Hiện tượng này sẽ giảm rõ rệt khi trẻ hơn 1 tuổi.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như bé bị nấc cụt do đường tiêu hóa có vấn đề, do đường hô hấp hay do thay đổi nhiệt độ đột ngột,... Dưới đây là những nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt thường gặp nhất, ba mẹ có thể tham khảo:
Bú quá no: Đa phần các bé sơ sinh bị nấc là do ăn (bú) no quá mức làm dạ dày của bé sẽ giãn ra dẫn đến cơ hoành bị co thắt liên tục và bị nấc.
Nuốt nhiều không khí: Đối với những bé sơ sinh đang bú bình, khi bé bú quá nhanh sẽ có thể nuốt thêm nhiều không khí có trong bình sữa vào dạ dày. Khi đạt đến mức quá cao sẽ gây ra kích thích đến cơ hoành, dẫn đến hiện tượng nấc ở trẻ.
Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nấc. Đối với những trẻ mới sinh, cơ vòng thực quản dưới thấp, nằm giữa thực quản và dạ dày. Điều này sẽ hạn chế sự di chuyển của thức ăn. Khi thức ăn và axit bị trào ngược sẽ gây ra các kích thích đến tế bào thần kinh, khiến cơ hoành co thắt và bé sẽ bị nấc cụt.
Hen suyễn: Trẻ bị hen suyễn cũng sẽ dễ bị nấc. Vì các ống phế quản phổi lúc này đang bị viêm làm hạn chế luồng không khí đi vào phổi. Từ đó khiến trẻ thở khò khè, cơ hoành dưới ngực bị co thắc và gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc cụt.
Dị ứng: Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt có thể do bé bị dị ứng với một số loại protein có trong sữa, khiến thực quản bị viêm.
Nhiệt độ giảm đột ngột: Thêm một nguyên nhân thường khiến cả người lớn và trẻ sơ sinh bị nấc chính là sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ nóng hay lạnh bất thường cũng sẽ khiến cơ hoành bị tác động và khiến bé bị nấc liên tục.
Không khí ô nhiễm: Môi trường không khí ô nhiễm có thể tạo ra các chất kích thích khiến bé bị ho. Việc ho liên tục sẽ gây áp lực lên cơ hoành khiến co thắt đột ngột. Điều này cũng là nguyên nhân làm bé bị nấc cụt.
3. Trẻ sơ sinh bị nấc cụt có sao không và khi nào cần đưa bé đi khám?
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc được xem là bình thường đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi. Thậm chí điều này vẫn có thể xảy ra khi bé còn ở trong bụng mẹ. Đối với bé từ 12 tháng trở lên, hiện tượng nấc sẽ giảm vì lúc này đường tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn thiện hơn.
Thế nhưng nếu bé bị nấc cụt liên tục, kéo dài hơn 48 giờ, nhất là khi bé cảm thấy khó chịu hay bị kích động khi bị nấc. Chẳng hạn như trường hợp bé bị nấc cụt do trào ngược dạ dày kèm các triệu chứng như nôn trớ, biếng ăn, quấy khóc dữ dội,... thì ba mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để khám và điều trị.
4. Trẻ sơ sinh bị nấc phải làm sao?
Ngay khi trẻ sơ sinh bị nấc, các mẹ có thể áp dụng ngay một số mẹo vừa đơn giản lại hiệu quả dưới đây để bé không rơi vào tình trạng khó chịu.
- Dùng hai ngón tay trỏ bịt lỗ tai bé khoảng nửa phút hay dùng ngón trỏ và ngón cái bóp hai cánh mũi, đồng thời giữ cho miệng bé khép lại từ 2-3 giây, sau đó nghỉ khoảng 2-3 giây và lặp lại động tác như trên từ 15 đến 20 lần. Điều này sẽ giúp trẻ hết bị nấc cụt và cảm thấy dễ chịu hơn.
- Thay đổi tư thế bú cho bé: Khi bú, ngoài sữa thì trẻ cũng nuốt một lượng không khí vào dạ dày. Điều này thường là do mẹ cho bé bú sai tư thế. Nên khi thấy trẻ sơ sinh bị nấc sau bữa ăn thì mẹ có thể thay đổi cách bế hoặc đổi tay bế bé cho đúng cách hơn.
- Giúp bé ợ hơi: Khi bé bị nấc, mẹ hãy chụm tay lại và vỗ trên lưng hay ở vai một cách nhẹ nhàng và dứt khoát. Cách này sẽ có tác dụng giúp bé ợ hơi và hết bị nấc.
- Cho bé uống nước hoặc bú sữa mẹ: Uống từng hớp nước nhỏ (khoảng 2,5ml) sẽ giúp cơn nấc dừng lại. Với những trẻ dưới 6 tháng tuổi các mẹ nên cho bé bú sữa mẹ để thoát khỏi tình trạng nấc.
- Cho bé ngậm một ít đường: Với những bé đang ở tuổi ăn dặm, các mẹ có thể dùng một ít đường rơ vào lưỡi để trị nấc. Đường có vị ngọt sẽ khiến các dây thần kinh bị xao nhãng và ngăn chặn tình trạng co thắt.
- Thay núm bình sữa: Việc sử dụng núm vú bình sữa quá lớn cũng là nguyên nhân làm bé nuốt nhiều không khí vào dạ dày, gây ra hiện tượng nấc ở trẻ sơ sinh.
- Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh bị nấc, nếu trẻ khóc ngay sẽ hết nấc vì lúc này thần kinh thực quản được giãn ra và ngưng được sự kích thích lên cơ hoành.
Một số mẹo dân gian ba mẹ có thể tham khảo khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt
- Quấn khăn sữa hoặc rơ lưỡi lên ngón tay trỏ và chấm một ít mật ong rồi đưa vào miệng rơ lưỡi cho bé.
- Dùng cuốn chiếu hay đuôi lá trầu không dán lên giữa trán giữa hai đầu lông mày. Đây là mẹo dân gian được ông bà ta thường áp dụng khi bé bị nấc cụt.
- Dùng tay gãi nhẹ trên mang tai hoặc ở môi khoảng 60 cái cũng là cách hiệu quả được nhiều ba mẹ áp dụng khi trẻ sơ sinh bị nấc.
5. Làm cách nào để ngăn ngừa trẻ sơ sinh hay bị nấc?
Trẻ sơ sinh bị nấc xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dựa vào đó ba mẹ có thể ngăn ngừa việc trẻ sơ sinh bị nấc bằng nhiều cách:
Không cho trẻ sơ sinh ăn khi quá đói và cũng không nên cho bé ăn hoặc bú quá no. Hãy cho bé ăn nhiều bữa với số lượng ít hơn. Sau khi bé ăn hoặc bú, mẹ nên để bé nghỉ ngơi và giữ bé ở tư thế đầu cao khoảng 10-20 phút sau mỗi cữ bú.
Với những trẻ bú bình, cứ sau 2-3 phút ba mẹ nên giúp bé ợ hơi trong suốt quá trình bú. Có thể cho bé dùng bình sữa có van chống sặc và chống đầy hơi. Còn những bé bú mẹ trực tiếp, hãy cho bé ợ hơi sau mỗi lần chuyển qua vú bên kia và cho bé ngậm quầng vú chứ không chỉ đầu ti.
Giữ nhiệt độ ổn định để ngăn ngừa việc bé bị nấc. Khi bé ngủ dậy, hãy quấn thêm khăn xô mỏng vào cổ để tránh gió. Nhiệt độ nước tắm cũng không nên chênh lệch quá 3-4 độ so với nhiệt độ phòng và thân nhiệt của trẻ.
Khi tắm cho bé không để nhiệt độ nước tắm quá chênh lệch với nhiệt độ phòng. Nếu mùa đông lạnh thì cần bật điều hòa chiều nóng hoặc quạt sưởi để phòng ấm hơn. Nhiệt độ nước tắm không chênh lệch quá 3-5 độ so với thân nhiệt của bé cũng như nhiệt độ phòng.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...