Đau bụng kinh là gì?

Để biết được tại sao không đau bụng khi hành kinh trước tiên cần nắm được những dấu hiệu và nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng khi hành kinh của chị em.

Kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên và xuất hiện hàng tháng ở nữ giới từ khi đến tuổi dậy thì và đang trong độ tuổi sinh sản. Đó cũng là dấu hiệu trưởng thành của cơ quan sinh sản báo hiệu cơ thể đã bước vào giai đoạn sẵn sàng có thai.

Đau bụng kinh là cơn đau liên hồi và co thắt ở phần bụng dưới - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, nhiều khi kinh nguyệt lại là nỗi lo sợ đối với không ít bạn nữ. Nỗi sợ có thể đến từ những cơn đau bụng kinh. Khi không thấy đau bụng họ cũng lo lắng không biết tại sao không đau bụng khi hành kinh như nhiều người khác cũng như không biết điều đó có ảnh hưởng gì không.

Đau bụng kinh còn được gọi bằng tên gọi khác là thống kinh. Thống kinh có nhiều mức độ khác nhau, một số người chỉ bị đau nhẹ, có người đau âm ỉ kéo dài liên tục trong vài giờ đến vài ngày, thậm chí một số người khác còn bị đau thành từng cơn dữ dội…

Đau bụng kinh tuy phổ biến nhưng là một trải nghiệm không mấy dễ chịu vì khiến phụ nữ rơi vào trạng thái mệt mỏi, lo lắng.

Bên cạnh đó, ở một số người thì cơn đau bụng kinh nếu không được điều trị sớm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em, đặc biệt là sức khỏe sinh sản, thậm chí gây hiếm muộn vô sinh ở nữ giới.

Dấu hiệu đau bụng kinh như thế nào?

Các triệu chứng đau bụng kinh thông thường bao gồm:

Khi bị đau bụng kinh, cơn đau xuất hiện liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới trong vài ngày hoặc có thể nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn.

Cơn đau thường bắt đầu từ 1-3 ngày trước kỳ kinh và cơn đau lên đến đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ. Trong 3 ngày kế sau đó cơn đau sẽ giảm xuống và được cải thiện dần.

Trong 1-3 ngày đầu, chị em sẽ nhận thấy vùng bụng dưới bị đau âm ỉ liên tục. Cơn đau lan ra lưng và xuống đùi.

Một số người sẽ cảm thấy áp lực trong bụng.

Ngoài ra, bạn cũng có một số triệu chứng sau đây nếu bị đau bụng kinh nghiêm trọng:

Cảm thấy khó chịu ở dạ dày, thường có cảm giác buồn nôn.

Đi ngoài ra phân lỏng

Những cơn nhức đầu, chóng mặt thường xuất hiện.

Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác. Nếu phát hiện thêm bất kỳ  dấu hiệu bệnh nào khiến cơ thể cảm thấy không ổn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân đau bụng kinh

Biết được nguyên nhân gây đau bụng kinh có thể giải đáp được thắc mắc tại sao không đau bụng khi hành kinh.

Theo y học hiện đại thì đau bụng kinh bắt nguồn từ nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát:

1. Nguyên nhân nguyên phát

Đau bụng kinh xảy ra khi tử cung bắt đầu các cơn co bóp. Các cơn co nhỏ xảy ra theo hướng dọc từ trên xuống dưới tử cung. Khi các cơn co này yếu thì thường là người phụ nữ không cảm nhận được sẽ không gây đau.

Niêm mạc tử cung bị bong ra, kéo theo prostaglandins giảm xuống, mức độ đau trở nên nhẹ nhàng hơn - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn hành kinh, tử cung co bóp liên tục để tống hết lớp niêm mạc tử cung đã bị hoại tử ra ngoài. Lúc này tử cung sẽ siết chặt các mạch máu, dẫn đến việc làm hạn chế máu và oxy đến nơi khác.

Sự thiếu oxy này kích thích các tế bào tiết ra các chất hóa học có khả năng gây đau. Song song đó, prostaglandin cũng được tiết ra làm cho tử cung co thắt nhiều hơn dẫn đến cơn đau tăng lên.

2. Nguyên nhân thứ phát

Ít gặp hơn là đau bụng kinh bắt nguồn từ những nguyên nhân bệnh lý nào đó, được gọi là đau bụng kinh thứ phát. Đau bụng kinh thứ phát có liên quan mật thiết đến tuổi tác, thường gặp nhất ở phụ nữ 30 – 45 tuổi.

Lạc nội mạc tử cung: các mô tuyến tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung, phổ biến nhất là trên ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc các mô xếp nằm trong khung xương chậu.

Lạc nội mạc trong cơ tử cung: các mô tuyến tử cung bắt đầu phát triển trong điều kiện lạc nội mạc, hình thành các bức tường cơ tử cung.

U xơ tử cung: tình trạng này khiến tế bào không bị ung thư trong thành tử cung phát triển các. Đây có thể là nguyên nhân gây ra đau đớn.

Bệnh viêm vùng chậu (còn gọi là PID): Đây là bệnh nhiễm khuẩn của cơ quan sinh dục nữ. Nguyên nhân là do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra.

Hẹp cổ tử cung: với một số phụ nữ, tình trạng hẹp cổ tử cung có thể cản trở dòng chảy kinh nguyệt, từ đó làm tăng áp suất bên trong tử cung và gây đau đớn.

Ở một số người, sau khi kết hôn đau bụng kinh sẽ biến mất - Ảnh minh họa: Internet

Hiện tượng một số chị em phụ nữ sau lấy chồng và quan hệ tình dục sẽ hết đau bụng kinh là do một nguyên nhân khá đặc biệt liên quan đến hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung giảm xuống khi có kinh.

Một nguyên nhân khác là khi màng trinh đã bị phá bỏ thì lớp màng mỏng này không bịt kín mà thường có khoảng 3-6 lỗ nhỏ. Những bộ phận này có tác dụng khơi thông, giúp cho máu kinh chảy ra ngoài dễ dàng hơn nên giúp đẩy lùi các cơn đau.

Đau bụng kinh ở các chị em thường diễn ra trong kỳ kinh nguyệt - Ảnh minh họa: Internet

Không đau bụng khi hành kinh có sao không?

Tình trạng đau bụng khi có kinh là hiện tượng thường gặp và khá bình thường ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Hơn một nửa số phụ nữ trên thế giới phải chịu đựng những cơn đau từ 1 - 3 ngày do hoạt động của kỳ kinh nguyệt mỗi tháng.

Vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt, chất prostaglandins tăng lên rất cao, chị em sẽ bị đau bụng kinh vô cùng dữ dội. Trong những ngày tiếp theo, niêm mạc tử cung bị bong ra, kéo theo prostaglandins giảm xuống khiến mức độ đau trở nên nhẹ nhàng hơn.

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng đau bụng kinh - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, gần 1 nửa số phụ nữ còn lại lại không hề xuất hiện các dấu hiệu đau bụng kinh khiến nhiều người lo ngại tại sao không đau bụng khi hành kinh. Nhưng tình trạng này cũng tương đối bình thường nên bạn có thể yên tâm, không cần nghĩ nhiều đến không bị đau bụng kinh có sao không.

Những cơn đau bụng kinh thường bắt đầu xuất hiện khi hành kinh. Ở một số người thì vài ngày trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt đã thấy dấu hiệu đau.

Thường thì đau bụng kinh kéo dài khoảng 48 – 72h, nhưng vẫn có một số trường hợp kéo dài hơn và đau nhiều nhất vào ngày lượng máu kinh nhiều nhất. Những trường hợp còn lại thì lại không thấy đau gì.

Tại sao không đau bụng khi hành kinh là vấn đề nhiều chị em quan tâm - Ảnh minh họa: Internet

Đau bụng kinh thường xuất hiện phổ biến ở tuổi vị thành niên. Đau bụng kinh nguyên phát thường có khuynh hướng cải thiện hơn khi người phụ nữ bước vào tuổi trung niên, nhất là sau khi có con.

Hiện tại vẫn chưa giải thích chính xác được tại sao ở một số phụ nữ đau bụng kinh lại dữ dội hơn so với những người khác, và tại sao không đau bụng khi hành kinh. Có thể là liên quan đến việc tích tụ prostaglandin làm cho các cơn co thắt của tử cung trở nên mạnh hơn hay nhẹ hơn.

Dù sao đi nữa thì khi đến ngày hành kinh, tốt nhất là bạn hãy để đầu óc được thư giãn. Đồng thời, cũng nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn với các bài tập nhẹ nhàng, đều đặn như đi bộ, tập yoga.

Những hoạt động này mang lại hiệu quả cao trong việc làm tăng lưu lượng máu đến vùng lưng và xương chậu khiến bạn cảm thấy dễ chịu và lạc quan hơn trong kỳ kinh.

Một số triệu chứng đau bụng kinh có thể giảm khi bạn mang thai. Bởi vì sự thụ thai gây ra những thay đổi của một số hoạt động của cơ thể.