Tác dụng trị bệnh của đậu ván trắng
Đậu ván trắng còn có tên đậu biển, bạch biển đậu..., là hạt đã chín già phơi khô của cây đậu ván trắng. Đậu ván trắng là món ăn bổ dưỡng, có vị ngọt mát, tính ôn, rất được ưa chuộng. Đậu ván trắng còn là vị thuốc tốt, đặc biệt với chứng cảm sốt giao mùa như hiện nay.
Theo Lương y Thảo Nguyên, đậu ván trắng vị ngọt, tính hơi ôn; vào kinh tỳ và vị, đậu ván trắng có tác dụng kiện tỳ, ích khí, lợi thấp, tiêu thũng. Dùng cho các trường hợp ăn không tiêu, nôn ói trào ngược, phù nề cổ trướng; ngoài ra còn có tác dụng giải độc. Hoa đậu ván trắng có tác dụng hóa thấp giải thử (trừ thấp, chữa cảm say nắng). Có thể dùng 10-60g/ngày bằng cách nấu, hầm, đồ, rang, nướng.
Bạch biển đậu được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Trừ thấp, chống say nắng: Dùng cho những chứng bệnh về mùa hè bị thử thấp nội thương gây nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng.
Phòng và trị cảm nắng, nôn mửa nhiều:
Bài 1: Đậu ván trắng 16g, hoắc hương 8g. Sắc uống. Có thể dùng riêng đậu ván trắng 30 quả, giã vắt lấy nước cho uống.
Bài 2: Đậu ván trắng 12g, hương nhu 12g, hậu phác 8g, chích thảo 4g. Sắc uống.
Bài 3: Hoa đậu ván trắng 8g, lá hoắc hương tươi 12g. Sắc uống. Công dụng: trị cảm nắng, say nắng sinh ra buồn nôn, tức ngực, đại tiện lỏng.
Trị viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính mùa hè: đậu ván trắng 20g, hoắc hương 8g, thương truật 8g. Sắc uống.
Kiện tỳ, chỉ tả (mạnh dạ dày, cầm tiêu chảy):
Bài 1: Bột sâm linh bạch truật: đảng sâm, bạch truậtg, phục linh, liên nhục, sơn dược mỗi vị 40g; ý dĩ, sa nhân, cát cánh, cam thảo mỗi vị 20g, đậu ván trắng 30g. Các vị nghiền chung thành bột. Mỗi lần uống 10-12g, ngày 2-3 lần. Chiêu thuốc bằng nước sắc đại táo. Công dụng: trị các chứng bệnh tiêu lỏng, tiêu chảy do tỳ hư.
Bài 2: bạch biển đậu 50g, ý dĩ 50g, liên nhục 50g, đảng sâm 50g, sa nhân 10g, trần bì 10g, nhục đậu khấu 15g, cốc nha 15g. Các vị tán bột xát cốm, sấy khô, đóng túi kín. Trẻ em, ngày dùng 2 lần, mỗi lần 6-8g. Công dụng: Trị rối loạn tiêu hóa kéo dài ở trẻ em, thể hư.
Giải độc hòa trung (điều hòa tiêu hóa): trị ngộ độc do rượu, cá, cua, cá nóc sinh nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng: đậu ván trắng 30 quả, giã, vắt lấy nước uống.
Một số món ăn thuốc có đậu ván trắng:
Nước bột đậu ván trắng: đậu ván trắng tán bột, hòa nước sôi, thêm đường. Dùng cho các trường hợp nôn ói không tiêu.
Bánh bột đậu ván trắng: đậu ván trắng 250g, đường đỏ 150g. Đậu ván ngâm nước cho nở, bóc bỏ vỏ ngoài, cho vào nồi áp suất hầm nhừ, thêm đường đỏ khuấy đều, đổ ra khay ép thành bánh, ăn tùy lượng. Dùng cho các bệnh nhân có lách to (bệnh sốt rét, bệnh gan lách tiêu hóa, bệnh huyết học).
Thịt bò hầm đậu ván trắng: đậu ván trắng 30-100g, thịt bò nạc 100-200g, thêm muối, gia vị, nước lượng thích hợp hầm nhừ. Dùng cho bệnh nhân phù nề cổ trướng. Lưu ý: Không được ăn cùng với rau chân vịt.
Kiêng kỵ: Người có cơ địa dị ứng quá mẫn dùng thận trọng.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”