Sỏi túi mật ở dạng rắn, được kết tinh từ các thành phần trong dịch mật. Sỏi túi mật có kích thước khác nhau, bé thì li ti như hạt cát, lớn có thể bằng đầu ngón tay cho đến khủng như trái bóng bàn.

Sỏi túi mật khó nhận biết sớm do hình thành và diễn biến âm thầm, thường chỉ đến khi sỏi gây tắc nghẽn dịch mật, xuất hiện các cơn đau quặn mới được chú ý.

Sỏi túi mật được lấy ra từ cơ thể một phụ nữ ở Nghệ An. Ảnh: PLO

Sỏi túi mật sẽ không tự hết, càng để lâu chúng càng lớn và nhiều hơn. Do đó, bạn nên đến bệnh viện khám chuyên khoa để được bác sĩ khám, siêu âm, làm các xét nghiệm, từ đó bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp.

Khi đã biết chắc mình bị sỏi túi mật, bạn không nên để lâu vì dễ gây biến chứng viêm túi mật, viêm đường mật cấp, viêm tụy, ung thư túi mật, ung thư đường ruột...