Sau 5 lần hỏng thai, bà mẹ tuổi tứ tuần đã được cảm nhận hạnh phúc bình dị mặc váy bầu đi sinh
Bác sĩ hiếm muộn cũng phải bó tay, không biết làm gì thêm cho mẹ bầu 5 lần hỏng thai
Đó là trường hợp của vợ chồng chị Đỗ Thị Quyên (*), 39 tuổi và chồng 41 tuổi ở Long Biên, Hà Nội.
Những năm trước, mặc dù cả 2 vợ chồng đều đã ngoài 30 nhưng vẫn chưa có mụn con nào. Nguyên nhân là do chị Quyên cả 5 lần mang bầu đều bị sảy hoặc bị lưu.
Được biết vợ chồng chị Quyên đã đi gặp bác sĩ hiếm muộn và quyết định thăm khám, điều trị. Nhưng suốt 10 năm ròng rã chữa hiếm muộn, chị Quyên đã tuyệt vọng và muốn buông xuôi không có ý định tìm con nữa. Bởi chính bác sĩ hiếm muộn của chị cũng không biết phải làm gì thêm cho vợ chồng hiếm muộn này nữa.
Tin nhắn của bệnh nhân cảm ơn bác sĩ sau khi mẹ tròn con vuông. (Ảnh: BSCC)
“Mình bị hỏng thai 5 lần. Năm 32 tuổi, mình bị sảy thai tự nhiên lúc 6 tuần, không phôi, không tim thai. Năm 33 tuổi, mình bị lưu thai IUI 6 tuần, chỉ có noãn hoàng duy nhất, không phôi, không tim thai. Năm 33 tuổi, mình tiếp tục lưu tam thai IUI (đậu 3 thai cùng lúc) cũng 6 tuần và chỉ có noãn hoàng duy nhất. Năm 34 tuổi, mình chuyển làm IVF, chuyển lần đầu thai sinh hóa. Năm 34 tuổi, mình chuyển phôi lần 2, tiếp tục thai sinh hóa. Còn 3 phôi ngày 3 được nuôi lên ngày 4 sau đó sàng lọc phôi: kết quả cả 3 phôi đều bất thường phải hủy phôi”, chị Quyên buồn rầu nhớ lại.
Theo bà mẹ hiếm muộn này chia sẻ, bác sĩ điều trị cho chị từng phân tích một lần IUI dính 3 thai mà cả 3 thai cùng lưu như nhau thì trứng bất thường. Bởi theo chọn lọc tự nhiên thì ít nhất phải giữ được 1 thai vậy mà chị Quyên không giữ được cái nào hết. Bác sĩ khuyến cáo chị chỉ có nước phải xin trứng thôi.
“Chính vì bác sĩ nói vậy nên mình buồn bỏ bẵng 3 năm qua chẳng buồn tìm con nữa. Đã có lúc mình muốn buông tay hẳn”, người vợ hiếm muộn nói.
Nhân duyên biết tới “bác sĩ mạng” và vỡ òa trong hạnh phúc khi được mặc váy bầu đi sin,h đón con trai kháu khỉnh về nhà
Cho tới khi chị Quyên biết tới Ths. Bs CKII. Nguyễn Đình Đông, Chuyên gia IVF, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội qua “phây búc”. Thấy bác sĩ thường xuyên chia sẻ chuyện nghề, chị quyên dành vài tháng đọc hết mấy bài viết về vô sinh, về thất bại chuyển phôi, về lưu thai, về gen đông máu… Vì có cảm tình và sự tin tưởng nên chị Quyên “đánh liều” thử viết bài hỏi bác sĩ về trường hợp của mình xem sao. Nào ngờ chị Quyên được bác sĩ Đông nhiệt tình phân tích ca bệnh của chính mình.
“Mình nhớ lúc ấy bác sĩ đưa ra nhận định dưới bài viết của mình là:
- Chưa có bằng chứng nào trực tiếp/chắc chắn/khả năng cao những thất bại thai kỳ liên tiếp này là do trứng. Vì thế việc xin trứng chưa chắc có hiệu quả.
- Vẫn khả quan làm IVF lại, trình độ nuôi cấy và sàng lọc phôi hiện tại cũng có nhiều tiến bộ hơn trước đây.
- Kiểm soát vấn đề niêm mạc và nội tiết thật tốt ở những lần chuyển phôi sau.
Thấy bác sĩ phân tích vậy nên mình tự nhiên lạc quan và tin tưởng hơn nên 2 vợ chồng quyết định qua gặp "bác sĩ mạng" chưa biết mặt này”, chị Quyên kể.
Qua thăm khám, chính bác sĩ Đông phát hiện ra mọi thứ ở vợ chồng chị Quyên hoàn toàn không bình thường như trước đây đã từng thăm khám. Thậm chí, bác sĩ Đông còn phát hiện thêm chị Quyên bị bệnh tuyến cơ tử cung lan tỏa kín đáo (adenomyosis), rối loạn dung nạp đường còn anh xã chị bị phân mảnh ADN tinh trùng cao.
Được bác sĩ động viên vợ chồng làm lại IVF, ưu tiên phôi ngày 5, cân nhắc sàng lọc phôi hoặc không tùy tình hình. Bác sĩ cũng nói nên khẩn trương vì đã 38 tuổi nhưng cũng đừng sợ hãi và cũng đừng buông bỏ, đừng để thời gian trôi qua vô ích sẽ là thứ nuối tiếc nhất sau này vì tuổi càng cao, trứng càng ít chất lượng càng giảm, cơ hội thành công càng khó.
Nghe lời bác sĩ, vợ chồng chị Quyên đã làm lại IVF, tối ưu hóa chu kỳ kích trứng và chất lượng tinh trùng. Kết quả, chị Quyên chọc được 8 trứng và nuôi thành công 4 phôi ngày 5 nhưng chỉ 2 phôi tốt còn 2 phôi xấu.
“Khi chuyển phôi, bác sĩ lại tiếp tục kiểm soát cho mình 3 vấn đề: Adenomyosis (bệnh lạc nội mạc tử cung); Cá thể hóa chuẩn bị niêm mạc; Cá thể hóa thuốc sau chuyển phôi và tình trạng nội tiết…”, chị Quyên kể lại.
Ths. Bs CKII. Nguyễn Đình Đông, Chuyên gia IVF, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. (Ảnh: BSCC)
Cuối cùng, cái gì đến cũng phải đến, cả gia đình chị Quyên và bác sĩ đều vỡ òa hạnh phúc khi cuối cùng chị được mặc váy bầu vào viện đi đẻ để chào đón con trai bé nhỏ kháu khỉnh của mình.
“Do 5 lần mang bầu đều bị hỏng thai nên cả thai kỳ lần thứ 6 này mình lo lắng, bất an. Beta hCG tăng tốt, thai về buồng an toàn, có mầm phôi và mấp máy tim thai… Mình vui sướng lắm vì chưa lần nào em bé trong bụng phát triển được đến giai đoạn này cả. Sau đó cứ thai gặp vấn đề gì là mình vội đi khám ngay. Đến nỗi sổ khám của mình là 4 cuốn dày cộp vì không gặp bác sĩ thì mình khó mà ngủ ngon giấc”, chị Quyên kể lại.
Hiện con trai của vợ chồng chị Quyên đã biết hóng chuyện, kháu khỉnh. Chị Quyên cũng thường xuyên khoe ảnh con với những dòng trạng thái hạnh phúc vì được làm mẹ tuổi tứ tuần.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.