Sai lầm khi ăn rau có thể gây bệnh cho cả nhà
Rau quả giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, cũng như một loạt các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ăn rau không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn có tác dụng như một loại thuốc nhuận tràng, chống lão hóa, hạ huyết áp, tiểu đường và phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Tuy nhiên, nhiều người không biết cách ăn rau đúng cách sẽ làm cho phần lớn các chất dinh dưỡng bị mất đi hoặc thậm chí có thể trở thành những chất độc hại.
Thái rau trước khi rửa
Nhiều chất dinh dưỡng và các chất có lợi trong rau quả có thể hòa tan trong nước. Vì thế nếu cắt rau trước khi rửa sẽ khiến các chất dinh dưỡng bị mất phần lớn trong nước. Tốt nhất bạn nên rửa sạch sau đó cắt và nấu sẽ đảm bảo được dinh dưỡng trong rau.
Ngâm rau với nước muối lâu
Ngâm rau trong nước muối loãng không diệt trừ được giun sán như nhiều người vẫn nghĩ, lượng hóa chất bám trên rau cũng không thể giảm đi, ngược lại còn có thể là mùi vị rau bị thay đổi. Ngâm rau sống quá lâu trên 10 phút có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có của rau.
Biện pháp tốt nhất là bạn cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy để loại trừ trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.
Chỉ rửa rau 3 nước
Rất nhiều người cho rằng rửa rau 3 lần nước là sạch. Thực ra, cách rửa này chỉ đúng nếu rau của bạn chỉ có đất và tạp chất bẩn, còn nếu rau có cả hóa chất thì sẽ khó rửa trôi.
Nếu rau không được rửa sạch tối đa thì những hóa chất độc hại vẫn còn lại trên rau khiến bạn bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nguy hiểm hơn thì ngộ độc thực phẩm.
Hơn nữa, trong rau có thể chứa rất nhiều ký sinh trùng. Để loại bỏ các loại kí sinh này, bạn cần phải rửa rau dưới vòi nước và rửa kĩ từng cọng một.
Ngoài ra, cách an toàn và tích cực nhất hiện nay là bạn nên ngâm rau trong chậu nước lớn trước khi rửa khoảng ít phút.
Nếu ngâm bằng nước vo gạo thì sẽ tốt hơn vì nước vo gạo giúp đánh bật một phần hóa chất trên bề mặt rau hoặc ngâm rau với một chút muối để diệt trứng vi sinh vật bám trên rau.
Nấu rau quá kỹ
Nấu rau quá kỹ sẽ khiến phần lớn vitamin C bị phá hủy. Nitrat không độc hại trong rau sẽ được chuyển thành nitrite, và nitrite sẽ biến đổi hemoglobin bình thường thành methemoglobin gây cản trở việc lưu thông oxy trong cơ thể, nguy hiểm hơn có thể khiến cơ thể bị bầm tím, khó thở.
Cho quá ít nước khi luộc rau
Chính thói quen tiết kiệm thời gian đun nước sôi, tiết kiệm thời gian của một số bà nội trợ, khiến món rau mất ngon và có phần "sượng". Vì thế, khi luộc rau bạn nên cho thêm nước, đun lửa to để rau nhanh chín và tránh tình trạng rau bị đen.
Ăn rau không nấu chín
Một số loại rau bản thân chúng đã vốn có độc và phải được nấu chín để tiêu diệt độc tố như đậu lăng, khoai tây và giá đỗ. Một số loại rau có thể ăn sống như củ cải, cà chua và dưa chuột.
Tuy nhiên bạn vẫn nên nhớ rửa sạch rau trước khi ăn vì phần lớn rau quả trên thị trường đều được phun thuốc trừ sâu. Việc ngâm rửa rau sạch sẽ sẽ loại trừ được khoảng 30% thuốc trừ sâu.
Ăn rau để qua đêm
Rau sau khi xào chín chỉ sau 15 phút cũng đã làm giảm 20% lượng vitamin C và sau 1 giờ sẽ là 50%.
Nhiều người có thói quen cất rau còn thừa vào tủ lạnh để bữa sau ăn. Tuy nhiên, đây lại là thói quen xấu gây hại đến sức khỏe, thậm chí gây ung thư.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, do hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong và để quá lâu, vi khuẩn sẽ phân hủy, lượng nitrat tạo thành nitrite – chất gây ung thư. Khi đó,dù bạn có đun lại cũng không thể khử được. Vì vậy không nên ăn rau đã để qua đêm.
Thức ăn vào ngày hôm sau cũng xấu đi và dễ bị ngộ độc thực phẩm.Vì vậy, tốt nhất là nên ăn ngay bây giờ, vừa hợp vệ sinh vừa bổ dưỡng.
Ăn quá nhiều rau
Không phải bất cứ loại rau nào cũng có thể dễ dàng tiêu hóa như măng tây, cần tây, đậu hay những loại rau có chất xơ thô cao.
Những người gặp các vấn đề về tiêu hóa nếu ăn quá nhiều rau có chất xơ thô sẽ khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng, nguy hiểm hơn có thể gây chảy máu dạ dày ở bệnh nhân xơ gan. Mỗi ngày chỉ nên ăn lượng rau từ 300-500 gram.
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn nấm thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, nhưng ăn bao nhiêu là đủ?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có tốt không?
Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
Những ngày thời tiết thay đổi, bạn nên tích trữ nhiều hơn những thực phẩm này trong nhà. Chúng có thể giúp cả nhà bạn khỏe mạnh đấy nhé!
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên
Cà rốt là một loại rau bổ dưỡng, tiện lợi, đa năng và ăn cà rốt thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của xương, mắt, giảm mức cholesterol, giảm nguy cơ ung thư.