Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có nguy hiểm không?
Khi mới sinh, rốn của trẻ chưa thể rụng ngay mà thường sẽ mất từ 1 đến 2 tuần để khô rồi tự rụng. Vì vậy, việc chăm sóc cuống rốn cho trẻ sơ sinh khi mới chào đời cần hết sức cẩn thận, bởi nếu không cẩn thận sẽ gây nhiễm trùng rốn và nguy hiểm đến tính mạng của bé.
Do vậy, khi phát hiện những dấu hiệu rốn trẻ bị chảy máu, có mủ và mùi hôi... sẽ khiến cha mẹ lo lắng, không biết cách xử lý; nhất là đối với những phụ nữ lần đầu làm mẹ.
Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có nguy hiểm không?
Khi mới sinh, cơ thể trẻ sơ sinh còn khá nhạy cảm với các tác động môi trường bên ngoài, trong đó đặc biệt là bộ phận rốn rất dễ bị chảy máu và nhiễm trùng. Do vậy, bố mẹ cần giữ vệ sinh và để cuống rốn luông khô thoáng. Vì vậy, hiện tượng rốn trẻ chảy máu không quá nguy hiểm, chỉ cần phương pháp chăm sóc hợp lý thì rốn sẽ nhanh chóng khô và bình thường trở lại.
Tuy nhiên, nếu bố mẹ thấy rốn rỉ máu, chảy máu (ngay cả khi rốn chưa và đã rụng), rốn hôi, chảy nước vàng, rốn sưng đỏ, có mủ, rốn có u hạt to, rốn rụng nhưng vẫn chưa khô,… thì nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Khi thấy rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu kèm theo mủ và nước, đây là trường hợp bị viêm nhiễm nặng và có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Theo đó, bác sĩ sẽ dựa vào từng tình trạng bệnh để đưa cách điều trị hợp lý như: Khâu buộc lại rốn, dùng vitamin K chống chảy máu hay kháng sinh chống nhiễm khuẩn,…
Nguyên nhân khiến rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu
Khi còn trong bụng mẹ, rốn của trẻ đóng vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng từ mẹ sang bé. Khi chào đời, rốn của trẻ vẫn chưa hoàn thiện nên cần có phương pháp chăm sóc hợp lý để rốn tự rụng mà không xảy ra bất kỳ biến chứng nào. Đôi khi rốn bị chảy máu chủ yếu do một số nguyên nhân sau:
Băng rốn của trẻ sơ sinh bị ẩm ướt tạo điều khiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra tình trạng nhiễm trùng và chảy máu.
Quá trình vệ sinh rốn quá mạnh, gây xước dẫn đến chảy máu.
Côn trùng xâm nhập và cắn vào rốn gây chảy máu.
Do quá trình bong tróc vảy nên chảy máu.
Mắc một số bệnh lý ở rốn.
Làm gì khi rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu?
Khi thấy con bị chảy máu vùng rốn thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám, tìm ra nguyên nhân, đồng thời có cách xử lý thích hợp. Lưu ý, không tự ý mua thuốc hay dùng bất cứ biện pháp nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ để tránh tình trạng nặng hơn.
Bố mẹ nhẹ nhàng dùng tăm bông chấm máu ở vùng cho khô.
Giữ rốn và vùng da xung quanh của trẻ sơ sinh luôn sạch sẽ và khô thoáng.
Không tự ý cạy các mảng bám trên rốn trẻ sơ sinh vì sẽ gây chảy máu.
Không bịt rốn quá kín để giúp rốn luôn khô ráo và tránh nhiễm trùng.
Cho bé tắm bằng nước ấm từ 1 đến 2 lần/ngày, không nên dùng sữa tắm hoặc dầu thơm để vệ sinh rốn của trẻ sơ sinh.
Việc chảy máu có thể do rốn rụng, vì vậy chỉ cần giữ sạch sẽ sau vài ngày máu không còn chảy nữa.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...