Thông thường, trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết khi bắt đầu vào khoảnh khắc giao mùa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bé. Theo đó, khi bị dị ứng thời tiết, mặt bé sẽ xuất hiện những mẩn đỏ và sẽ lan dần ra khắp cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh là do thời tiết thay đổi khiến da của trẻ giãn nở thất thường gây kích ứng. Nhất là khi trời se lạnh khiến da quá khô, dễ bị ngứa, càng gãi thì da càng bị dị ứng và sưng tấy.
Bên cạnh đó, do sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn rất yếu nên dễ bị các loại vi khuẩn và virus tấn công. Do đó, khi phát hiện ra bệnh ở trẻ, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để ra nguyên nhân, từ đó tìm ra cách điều trị thích hợp để tránh những tác hại không mong muốn.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết
Phát ban trên da
Phát ban ở da có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, thông thường là do thực phẩm gây ra nhưng không thể loại trừ khả năng do thời tiết. Theo đó, những nốt mẩn đỏ sẽ xuất hiện ở những vùng da như tay, chân, mặt, cổ, thậm chí là toàn thân của trẻ sơ sinh.
Viên mũi dị ứng, sổ mũi
Nếu trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết thì thường có những biểu hiện là hắt hơi, chảy nước mũi, sụt sịt cũng như tình trạng đường thở của trẻ bị tắt nghẹt khiến trẻ thở một cách khó khắn và mệt mỏi. Đối với những trẻ bị sổ mũi mãn tính thì tình trạng này càng trầm trọng hơn. Chảy nước mũi sẽ xuất hiện trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng.
Trẻ bị ốm, sốt
Do hệ miễn dịch còn yếu và cơ địa của bé còn nhạy cảm sẽ rất dễ gây nên hiện tượng trẻ sốt cao. Khi đó, cơ thể trẻ sẽ rất dễ bị mất nước và đó chính là dấu hiệu dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết. Bên cạnh đó, trẻ sẽ xuất hiện các cơn cảm lạnh kéo dài cũng như mắc một số bệnh viêm đường hô hấp cấp tính.
Trẻ hắt hơi nhiều lần
Nếu trẻ sơ sinh bị hắt hơi nhiều nhưng không có triệu chứng cảm lạnh, có thể bé đã bị dị ứng. Theo đó, bố mẹ cần theo dõi các dấu hiệu và nhanh chóng đưa con đến khám bác sĩ.
Cách chữa trị dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh
Khi bé bị dị ứng thời tiết thì bố mẹ nên giữ vệ sinh sạch sẽ và không để bé gãi hay chà xát mạnh vào vùng da bị ngứa để tranh nhiễm trùng.
Tắm cho bé bằng nước ấm hàng ngày, đặc biệt với những vùng da bị dị ứng nặng thì nên ngâm lâu hơn. Sau đó, lau khô nhanh và lập tức bôi chất làm ẩm để tránh tình trạng da bị bốc hơi, dẫn đến khô da.
Duy trì giấc ngủ và ổn định tâm lý cho bé vì căng thẳng cũng là một nguyên nhân khiến bé gãi nhiều, làm tình trạng bệnh xấu đi.
Cắt móng tay, đeo bao tay, mang tất cho bé vào ban đêm để tránh những tổn thương do gãi ngứa gây ra.
Cho bé uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây để tăng sức đề kháng.
Không cho trẻ chơi dưới đắt, chó, mèo hay thú nhồi bông để tránh dị ứng.
Không tự ý uống thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu bé xuất hiện tình trạng sốt, hô lâu ngày hay sổ mũi, thì nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viên để thăm khám và điều trị bệnh.
Tốt nhất không nên đưa bé ra ngoài, nếu là trường hợp bắt buộc thì phải mặc áo khoác, che chắn cho bé cẩn thận.