Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục
Dấu hiệu và phân loại hội chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là dạng biểu hiện trẻ khó có khả năng biểu đạt suy nghĩ thông qua lời nói trong cuộc sống thường ngày. Theo thống kê, có khoảng 3 – 5% trẻ mắc chứng rối loạn trong quá trình tiếp thu hoặc bày tỏ ngôn ngữ hoặc mắc phải cả hai triệu chứng.
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em được chia thành hai loại: Rối loạn tiếp nhận ngôn ngữ hoặc rối loạn về phát âm. Đối với trẻ bị rối loạn tiếp nhận ngôn ngữ, bé sẽ có dấu hiệu chậm hiểu lời nói của mọi người. Những trẻ rối loạn về vấn đề phát âm sẽ khó bày tỏ những câu nói, suy nghĩ thông thường theo độ tuổi.
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ còn thông qua một số dấu hiệu khác như trẻ phát âm vô nghĩa, nói một mình, nhại lời người khác… Nguyên nhân của những triệu chứng này thông thường do trẻ gặp một số vấn đề trong quá trình phát triển, rối loạn tâm lý.
Trên thực tế, trẻ bị rối loạn ngôn ngữ không có biểu hiện rõ rệt thông qua cử chỉ, hành vi. Thông thường, sau 3 tuổi trẻ sẽ nói được câu với độ dài vừa phải. Sau độ tuổi này, trẻ có dấu hiệu không lắng nghe khi mọi người nói chuyện với mình, không quan tâm khi cha mẹ đọc sách hoặc không hiểu câu trò chuyện của người khác…cha mẹ cần suy nghĩ đến nguy cơ mắc hội chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em.
Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể khiến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng tỷ lệ trẻ bị rối loạn ngôn ngữ xuất phát từ sự ảnh hưởng của các yếu tố di truyền, mức độ làm quen với ngôn ngữ, tổn thương não bộ.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia cũng nhận định trẻ bị rối loạn ngôn ngữ ngày nay do tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá sớm khiến bé hạn chế trong quá trình giao tiếp.
Để phòng ngừa nguy cơ rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, cha mẹ nên hạn chế tối đa việc cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử (điện thoại, máy vi tính, máy chơi game…) để không bị cản trở trong quá trình phát triển nền tảng ngôn ngữ). Bên cạnh đó, cha mẹ đừng quên tạo điều kiện để trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời nhằm phát triển toàn diện các kỹ năng.
Khi phát hiện con có dấu hiệu bất thường ngôn ngữ, cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện cùng trẻ để dạy con cách nói chuyện và giao tiếp với mọi người. Nếu vượt ngoài khả năng can thiệp, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp điều trị thích hợp.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...