Rời điện thoại là hung hăng, đập phá: Dấu hiệu con trẻ là 'nô lệ' điện thoại
Trẻ đập phá, hung hăng vì bị thu điện thoại
Bác sĩ Trương Hoàng Hưng – Bác sĩ nhi khoa tại Texas Hoa Kỳ cho biết mới đây anh có một bệnh nhân 5 tuổi, sau khi vào phòng chờ khám thì bệnh nhi này la hét ầm ĩ, đá cửa, đập bàn ghế.
Nguyên nhân là do người mẹ lấy cái điện thoại của con cất đi. Trong suốt thời gian trong đó, đứa trẻ la hét ầm ĩ, đá cửa ầm ầm, đập bàn ghế và luôn miệng đòi lại điện thoại.
Chỉ tới khi người mẹ đưa cái điện thoại ra thì đứa trẻ lập tức như trở thành một người khác im lặng ngồi chơi game.
Bác sĩ Hưng nói với người mẹ rằng đứa trẻ đã trở thành nô lệ của cái điện thoại.
“Mẹ bé hỏi lại, tôi nhấn mạnh từ "nô lệ", vì hiện tại cuộc sống đứa trẻ hoàn toàn bị kiểm soát bởi cái điện thoại. Mọi hành vi, thái độ, cảm xúc của nó bị điều khiển bởi cái điện thoại. Nó không còn liên quan gì tới thế giới bên ngoài nữa, nói gì tới chuyện học hành” – bác sĩ Hưng chia sẻ.
Khi khám cho đứa trẻ, bác sĩ Hưng khẳng định bệnh không có gì đặc biệt nhưng hành vi của đứa trẻ đáng lo ngại hơn nhiều. Bác sĩ khuyên người mẹ nên gửi con đi trị liệu tâm lý, "cai nghiện" điện thoại.
Không riêng gì trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng đang gặp vấn đề tương tự. Hiện giờ đã phổ biến những cảnh tượng một gia đình ngồi ăn tối mà mỗi người một điện thoại, ngồi cạnh nhau không ai nói chuyện với ai.
Thời lượng khuyến cáo khi cho trẻ tiếp xúc màn hình
Bác sĩ Hưng cho rằng bất cứ ai cũng cần điện thoại khi làm việc, nhưng khi bạn về tới nhà, bạn có thể bỏ cái điện thoại vào trong góc nhà, ăn bữa tối mà mọi người nói chuyện với nhau chứ không phải là chăm chú cái điện thoại, sau đó là học cùng con, chơi với con, xem phim cùng nhau...
Cha mẹ cần hết sức cân nhắc khi mua điện thoại cho con quá sớm, đừng khiến con trở thành “nô lệ" của điện thoại khi khả năng kiểm soát hành vi còn quá kém.
Đặc biệt, hiện nay nhiều cha mẹ có xu hướng dùng điện thoại như một “vú em”, thay vì chơi với trẻ, cho trẻ chơi những đồ chơi phù hợp lứa tuổi, đọc một cuốn sách... thì ngày càng nhiều những đứa nhỏ 2 tuổi được đưa cho một cái điện thoại để chúng có thể ngồi yên. Và khi bị lấy đi cái điện thoại, chúng nó khóc to, giận dỗi cho đến khi có lại cái điện thoại trong tay.
Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo thời lượng tiếp xúc màn hình điện thoại với trẻ rất rõ ràng:
- Trẻ nhỏ hơn 18 tháng, không màn hình ngoại trừ dùng cuộc gọi video.
- Trẻ 18-24 tháng, vẫn là không, nhưng ba mẹ nếu muốn giới thiệu cho con có thể cùng trẻ xem những chương trình chất lượng cao và giải thích cho trẻ.
- Trẻ 2-5 tuổi: không quá 1 giờ mỗi ngày, nếu có thể thì cùng xem với con, giải thích những gì chúng đang xem và áp dụng vào cuộc sống, ví dụ như là xem phim hoạt hình dạy trẻ đánh răng. Nên tăng những hoạt động khác cùng trẻ như đọc sách, chơi đùa, trò chuyện.
- Trẻ lớn hơn 5 tuổi, hiện nay không có số giờ tối đa, khuyến cáo luôn đặt giới hạn cho thời gian trước màn hình, bảo đảm thời gian ngủ (8-12 giờ tuỳ theo tuổi).
Theo bác sĩ Hưng, các nhà nghiên cứu của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ đã làm nghiên cứu về tác dụng của điện thoại thông minh lên trẻ và họ đã kết luận rằng não bộ của những trẻ dùng màn hình nhiều hơn 7 giờ mỗi ngày có hiện tượng vỏ não bị mỏng sớm. Vỏ não có vai trò quan trọng với trí nhớ, sự chú ý, nhận thức, cảm giác, tư duy, ngôn ngữ và ý thức của mỗi người. Nếu lạm dụng, phụ thuộc điện thoại sẽ làm cho đầu óc ì trệ hơn!
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...