Phụ Nữ Sức Khỏe

Mùa đông năm nay dự báo là rất khốc liệt trong chống dịch Covid-19

Trước nguy cơ dịch Covid-19 có khả năng tái xuất hiện ở Việt Nam bất cứ lúc nào, nhất là trong mùa đông - xuân sắp tới, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương phải tiếp tục tăng cường các biện pháp chống dịch hiện có.

Phát biểu tại buổi giao ban trực tuyến triển khai công tác phòng chống dịch Covid-19 với các địa phương trong cả nước vừa qua, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến nay chưa có bất cứ đánh giá nào đầy đủ của các nước trên thế giới về dịch Covid-19, nhiều dự báo cho thấy dịch có thể kéo dài tới cuối năm 2021 mới hết. Điều này có nghĩa, Việt Nam luôn phải ở trong tâm thế sẵn sàng đương đầu "chiến đấu" với dịch.

Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế phải thực hiện nghiêm việc xét nghiệm, đặc biệt xét nghiệm các đối tượng nguy cơ để tránh bỏ lọt người mắc Covid-19. (Ảnh minh họa)

Quyền Bộ trưởng nhấn mạnh: “Chúng ta nhận định được tình hình dịch, đánh giá được những nguy cơ như vậy để có những chủ động trong phòng chống dịch. Chúng ta tuyệt đối không được lơ là, chủ quan vì nguy cơ xâm nhập dịch vào Việt Nam rất cao”.

Hiện trong cộng đồng đã nhiều ngày không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới, nhưng nguy cơ xâm nhập luôn thường trực và là yếu tố để có thể gây bùng nổ dịch bất cứ lúc nào, bất cứ thời điểm nào. Việt Nam phải luôn sẵn sàng tâm thế chuẩn bị chống dịch.

“Đây là thời điểm quan trọng để chúng ta chuẩn bị và triển khai tất cả các biện pháp quan trọng cần thiết để chống dịch, bởi mùa đông năm nay dự báo là rất khốc liệt trong chống dịch Covid-19. Nhiều quốc gia đã phát hiện ca bệnh xâm nhập trở lại và lây nhiễm ra cộng đồng", quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Về nguyên tắc phòng chống dịch, Việt Nam vẫn giữ năm nguyên tắc là ngăn chặn; phát hiện; cách ly; khoanh vùng dập dịch và điều trị hiệu quả, nhưng “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, trong giai đoạn hiện nay có thể nói nguyên tắc quan trọng nhất là phát hiện, ngăn không cho dịch từ bên ngoài xâm nhập vào Việt Nam; vấn đề tiếp theo là giám sát phát hiện các ca bệnh.

Quyền Bộ trưởng nhấn mạnh, nếu phát hiện càng sớm thì chúng ta càng triển khai các biện pháp chống dịch hiệu quả. Nguyên tắc là khoanh vùng gọn, cách ly triệt để, điều trị hiệu quả. Trong giai đoạn hiện nay cần phải chuẩn bị kịch bản ứng phó với tình huống xấu nhất trong mùa đông xuân năm nay, nếu không chúng ta sẽ rơi vào tình trạng hoang mang, cuống trong chống dịch.

Quyền Bộ trưởng đề nghị các địa phương rà soát lại tất cả các kịch bản phòng chống dịch. Kịch bản phải đề cập đến tình huống dịch nếu xảy ra tại bệnh viện thì sẽ có phương án xử lý như thế nào?

Quyền Bộ trưởng yêu cầu Sở Y tế các địa phương phải đưa ra phương án ứng phó với các tình huống như dịch Covid-19 xảy ra tại một nhà máy với mấy chục nghìn công nhân hay tại cộng đồng dân cư? Phương án ứng phó phải bao gồm các biện pháp khoanh vùng ngay, truy vết lập tức, cách ly nhanh chóng, triệt để...

Bộ Y tế sẽ bảo đảm đủ máy thở cho các địa phương nhưng các địa phương phải tổ chức tập huấn chuyên môn ngay về sử dụng máy thở cho cán bộ để chủ động chống dịch.

Bên cạnh đó, Giáo sư Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, vào thời điểm này việc ngăn chặn dịch từ bên ngoài vào rất quan trọng, mà đối tượng cần đặc biệt quan tâm là chuyên gia nước ngoài, những người hồi hương, những người nhập cảnh.

Vừa qua, có địa phương triển khai tốt, tuy nhiên có địa phương còn lơ là, buông lỏng và không kiểm soát tốt người nhập cảnh, nhất là những trường hợp cách ly tại cơ sở lưu trú. Công tác cách ly đã được hướng dẫn cụ thể, tuy nhiên vẫn có những địa phương không thực hiện đúng hướng dẫn này. Chỉ cần một trường hợp nhiễm bệnh thì lây lan sẽ gia tăng theo cấp số nhân trong cộng đồng.

Do đó, Bộ Y tế đề nghị ngành y tế các địa phương, nhất là các địa phương có cửa khẩu cần phối hợp biên phòng giám sát, quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, người nào cách ly tại cơ sở tập trung, người nào cách ly tại cơ sở lưu trú.

Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương chủ động tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực xét nghiệm. Đồng thời yêu cầu các cơ sở y tế phải thực hiện nghiêm việc xét nghiệm, đặc biệt xét nghiệm các đối tượng nguy cơ để tránh bỏ lọt. Nếu cơ sở nào không có đủ năng lực xét nghiệm thì lấy mẫu, gửi nơi đủ điều kiện thực hiện.

Trong công tác chống dịch, Bộ Y tế cũng lưu ý các địa phương về công tác truy vết, kiên quyết cách ly tập trung bắt buộc tất cả trường hợp F1 và là yếu tố “sống còn” trong chống dịch. Bên cạnh đó các địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân thành lập các tổ phòng chống dịch dựa vào cộng đồng, tập huấn để chuẩn bị sẵn lực lượng khi dịch xảy ra thì ngay lập tức huy động các tổ này để phát huy vai trò chống dịch.

Các địa phương cần cập nhật thông tin về cơ sở cách ly, chỉ những cơ sở lưu trú nào được cập nhật trên hệ thống mới được sử dụng cách ly, trừ những trường hợp khác thì phải có ý kiến của Ban Chỉ đạo. Cán bộ y tế phải cập nhật kết quả xét nghiệm của người cách ly trên tờ khai y tế điện tử.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương phải tiến hành đấu thầu mua sắm ngay trang thiết bị, vật tư chống dịch để không bị động khi dịch xảy ra trên địa bàn. Phải nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở y tế trong vấn đề này... nhằm phòng, chống và đẩy lùi dịch Covid-19 hiệu quả

Theo Nguyễn Minh/Lao động thủ đô

Tin liên quan

Bé gái hơn 2 tuổi bị tím tái, suy kiệt do mắc bệnh hiếm gặp

Bé gái hơn 2 tuổi bị suy dinh dưỡng, chỉ nặng 11kg do bị tứ chứng Fallot - là bệnh...

Vụ bé gái tử vong sau tiêm vắc-xin: Thêm nhiều trẻ nhập viện

Ngoài bé gái 2 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm chủng hôm qua 12-10, còn có 4 cháu bé...

Bé gái 2 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm vắc-xin 5 trong 1

Sau khi tiêm vắc-xin 5 trong 1 (mũi 1) một bé gái 2 tháng tuổi có các biểu hiện bất...

COVID-19 tới 6 giờ sáng 13/10: Thế giới vượt 38 triệu ca bệnh; Châu Âu bùng đợt dịch mới

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 265.590 trường hợp mắc COVID-19 và 3.630 ca tử vong. Tổng số...

Cập nhật dịch COVID-19 sáng 12/10: Thế giới sắp tiệm cận 1,1 triệu ca tử vong

Tính đến 8 giờ sáng 12/10 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 37.736.120 ca mắc COVID-19, trong đó...

Lần đầu tiên châu Âu ghi nhận hơn 100.000 ca Covid-19 mới trong 1 ngày

Ngày 10/10, châu Âu lần đầu tiên ghi nhận 100.000 ca Covid-19 mới trong một ngày, trong khi dịch bệnh...

Lo ngại bệnh bạch hầu

Đầu tháng 10, lãnh đạo Sở Y tế Gia Lai xác nhận trên địa bàn tỉnh có trường hợp tử...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

16 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

16 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

16 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 6 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 6 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 6 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 10 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 10 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình