Rau này không bao giờ lo dính hóa chất, lại chứa thành phần bổ máu, ngừa ung thư, ra chợ thấy nên mua ngay
Cây rau chứa hợp chất chống lại 4 tế bào ung thư
Rau dền cơm còn có tên gọi khác là dền trắng, dền xanh. Trong Y học cổ truyền, toàn bộ rễ, thân, lá và hạt rau dền cơm đều được dùng để làm các bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, sát trùng, trị độc, điều trị ong đốt, mụn nhọt. Ở các nước như Ấn Độ, Philippin, Trung Quốc rau dền cơm được dùng điều trị tiểu đường, các vết côn trùng cắn, táo bón, viêm nhiễm, các bệnh mụn nhọt ở da, thiếu máu.
Cây rau dền cơm dễ sống, dễ chăm. Ảnh: DT.
Các nghiên cứu về sinh học, dược lý hiện đại cho thấy rau dền cơm có tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống tiểu đường. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Hóa sinh biển do tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Hằng làm chủ nhiệm đã thực hiện nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây rau dền cơm thu tại nước ta. Kết quả, các nhà khoa học đã xác định, thành phần axit béo no trong loại rau này là 50,92% và axit béo không no là 49,08%.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện, hợp chất 3,4-seco-olean-12-en-4-ol-3,28-dioic axit (AVE7) trong rau dền cơm gây độc tế bào trung bình trên 4 dòng tế bào ung thư. Đây là những kết quả bước đầu để định hướng cho các nghiên cứu sâu hơn về hoạt tính sinh học của cây rau dền cơm.
Cây rau bị nhiều người nhổ bỏ chỉ vì quá tạp sống
Theo Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), giống như dền đỏ, dền cơm cũng chứa nhiều chất bổ như glucid, protid; vitamin C, B1, B2, vitamin PP, carotene. Ngoài ra còn có các hợp chất ethylcholesterol, dehydrocholesterol… Lá và cành non dền cơm được nhiều người dùng để luộc, nấu canh với tôm hoặc thịt hay xào với tỏi… ăn với cơm.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, so với nhiều loại rau ăn, tỷ lệ chất đạm trong rau dền tương đối cao và có đầy đủ các axit amin cần thiết như lysin, phenylalanin, valin, lơxin, acginin... Hàm lượng canxi trong rau dền cao nhưng chúng ở dưới dạng khó hấp thu (Oxalat canxi), do vậy lượng canxi được cơ thể hấp thu từ rau dền không lớn.
Rau dền cơm nấu canh vừa mát vừa bổ dưỡng. Ảnh minh họa.
Hàm lượng caroten trong rau dền khá cao, khi ăn vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A giúp trẻ phát triển tốt, tăng sức đề kháng của cơ thể và giữ cho sự trong sáng của đôi mắt. Lượng xenluloza (chất xơ) trong rau dền khá tốt, chất xơ của rau dền có cấu trúc mịn màng nên dễ dàng chuyển sang các dạng hòa tan ở trong ruột có tác dụng kích thích mạnh làm tăng nhu động ruột chống táo bón; kích thích bài tiết dịch ruột giúp quá trình tiêu hoá tốt và ăn ngon miệng. Ngoài ra xenluloza của rau dền còn có khả năng bài xuất cholesterol và chất độc hại.
Là người thích làm vườn và trồng rau, chị Phương Linh (TP Thủ Đức) cho biết, trước đây ở quê, rau dền cơm chủ yếu dùng làm thức ăn cho lợn và bò, rất ít người dùng làm rau. Từ khi vào thành phố sinh sống và làm việc, chị mới bắt đầu ăn rau dền cơm. Điều chị Phương Linh nhận ra ở dền cơm là cây rau tạp sống, không cần chăm sóc cây vẫn lớn và là “sát thủ” của các loại sâu bệnh. “Tôi chỉ cần tưới cho cây chút nước mỗi ngày là nó ra mầm non, lá non mới” chị Linh chia sẻ.
Chị Phương Linh cũng cho biết, vì dền cơm tạp sống nên chị không bao giờ phải mua hạt giống về trồng. Cứ cây nào già, ra hạt, chờ cho hạt già rơi xuống đất sẽ mọc cây mới. “Ban đầu, trong vườn nhà tôi chỉ có 1 cây, sau đó nó lan ra cả vườn. Nhiều cây nhanh lớn quá, ăn không kịp, tôi phải nhổ bỏ”, chị Phương Linh chia sẻ.
Chị cũng cho biết, hầu hết hàng xóm nhà đều không thích ăn dền cơm. “Hàng xóm nhà tôi ai cũng nghĩ dền cơm là rau dại nên thấy là nhổ bỏ. Họ nghĩ dền đỏ mới là rau ăn”.
Trên diễn đàn Trồng rau sạch tại nhà, nhiều người cũng chia sẻ vườn rau dền cơm của gia đình mình và cho biết, rây rau này mọc dại, không cần chăm cũng lớn. Vì ăn không hết họ phải nhổ bỏ.
Lưu ý khi ăn rau dền cơm
Theo BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cơ sở 3, rất hiếm khi rau dền gây dị ứng. Tuy nhiên, trước đó nếu bạn từng bị nổi mẩn, ngứa ngáy, khó chịu sau khi ăn loại rau này thì không nên dùng nó làm thuốc chữa bệnh.
Vì quá tạp sống, rau dền cơm thường bị "ghẻ lạnh". Ảnh: Thảo Phạm.
Rau dền có tính mát nên người thuộc thể hàn, bà bầu bị hư hàn, người đang bị tiêu chảy không được khuyến khích dùng dưới bất cứ hình thức nào.
Nghiên cứu cho thấy, thành phần axit oxalic trong rau dền có thể gây cản trở khả năng hấp thu canxi và kẽm trong cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi oxalat. Vì vậy, bệnh nhân bị gout, sỏi thận, viêm khớp dạng thấp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng dền cơm với tần suất liên tục trong thời gian dài.
Rau dền cơm chế biến chung với thịt ba ba có thể gây ngộ độc. Tránh kết hợp chúng với nhau hoặc sử dụng cùng thời điểm.
Các món ăn bài thuốc từ rau dền cơm sau khi chế biến xong nên dùng ngay hoặc sử dụng hết trong ngày. Không nên hâm lại nhiều lần vì thành phần nitrat trong lá rau dền có thể chuyển hóa thành nitrit - một chất có khả năng gây ung thư.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...