Những lợi ích của việc ăn quả hồng

 

1. Ăn hồng cải thiện hoạt động trao đổi chất

Hồng chứa các thành phần của các vitamin B phức tạp như axit folic và thiamine, là những chất thiết yếu trong việc tham gia vào các chức năng trao đổi chất trong cơ thể. Những yếu tố này đảm bảo rằng hệ thống của cơ thể hoạt động chính xác, do đó làm tăng sự trao đổi chất.

2. Phòng chống táo bón

Hàm lượng chất xơ trong quả hồng rất cao, cao hơn rất nhiều so với các loại trái cây thông thường, đa phần là chất xơ hòa tan có tác dụng làm ẩm ruột, chống táo bón. Ngoài ra, quả hồng còn rất giàu protein và carbohydrate, có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể con người.

3. Bảo vệ mạch máu

Quả hồng rất giàu khoáng chất và axit carbolic, có tác dụng tốt trong việc làm mềm mạch máu và tăng cường lưu lượng máu mạch vành. Ăn hồng điều độ có thể giúp cải thiện chức năng tim mạch, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã ghi nhận rằng quả hồng có thể giúp giảm mức cholesterol. Cholesterol là một dạng chất béo tích tụ trong các động mạch gây đau tim và đột quỵ. Ăn một quả hồng hàng ngày sẽ làm giảm đáng kể mức cholesterol xấu.

4. Hạ huyết áp

Quả hồng rất giàu kali, hàm lượng kali trong 100 gram là 188mg, có lợi cho việc hạ huyết áp ở một mức độ nhất định và thích hợp cho bệnh nhân cao huyết áp.

Ăn quả hồng cần chú ý 4 điểm

1. Quả hồng không nên ăn với hải sản

Khi ăn hồng, tránh ăn chung với hải sản. Trong quả hồng có chứa nhiều axit tannic, trong khi cá, tôm, cua và các loại hải sản khác rất giàu chất đạm. Nếu cả hai ăn cùng nhau, chúng dễ xảy ra phản ứng tạo thành kết tủa, có thể gây buồn nôn và táo bón.

2. Không ăn quá nhiều quả hồng

Quả hồng có tính lạnh, không nên ăn quá nhiều một lúc để tránh bị đầy bụng. Khuyến cáo nên kiểm soát việc tiêu thụ quả hồng trong vòng 100 gram, tốt nhất nên ăn sau khi gọt vỏ. Vỏ là phần tập trung phần lớn tanin của quả hồng. Nếu ăn cả vỏ hoặc không gọt vỏ kỹ, chất tanin sẽ đi vào cơ thể, lâu ngày hình thành sỏi trong dạ dày.

3. Không nên ăn quả hồng khi bụng đói

Quả hồng chứa nhiều tanin và pectin. Nếu ăn hồng khi đang đói, hai chất này sẽ hình thành chất kết tủa không hòa tan dưới tác động của axit dạ dày. Khi không thể xuống ruột non qua môn vị, chất kết tủa dễ lưu lại và hình thành sỏi dạ dày.

Nếu không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, sỏi dạ dày có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, làm xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa. 

4. Ba kiểu người này không nên ăn hồng

Quả hồng không phải loại quả thích hợp với tất cả mọi người, đặc biệt những người dưới đây ăn càng ít càng tốt.

- Người cơ thể lạnh: Quả hồng có tính lạnh, nếu ăn phải quả hồng có thể khiến cho cơ thể bị suy giảm chức năng, thậm chí còn mắc thêm nhiều bệnh nguy hiểm.

- Bệnh nhân bị sỏi mật: Những người bị sỏi mật chức năng tiêu hóa kém, nếu ăn quả hồng sẽ dễ khiến bệnh tái phát và gây ra các biến chứng khác.

- Bệnh nhân tiểu đường: Quả hồng có hàm lượng đường cao nên không thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường, do đó người tiểu đường không nên ăn hồng để tránh tình trạng mất kiểm soát đường huyết.