Không uống nước cốt chanh đậm đặc
Chanh chứa lượng axit lớn nên cần phải pha loãng với nước trước khi uống. Uống trực tiếp nước cốt chanh có thể sẽ làm hại dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và đường tiêu hóa.
Không pha nước cốt chanh quá lạnh hoặc quá nóng
Uốngnước chanhquá lạnh có thể gây sốc cho cơ thể. Còn pha nước cốt chanh với nước nóng sẽ làm các enzyme có lợi trong chanh bị phá hủy, không đem lại hiệu quả khi uống.
Do đó, bạn chỉ cần pha nước chanh với nước ấm là đủ. Đây là cách để phát huy tác dụng giảm mỡ và không ảnh hưởng đến dạ dày.
Tuyệt đối không uống chanh khi đói bụng
Uống nước chanh khi đói bụng sẽ làm tăng axit trong dạ dày. Duy trì việc này trong thời gian dài có thể làm ảnh hưởng đến dạ dày. Do đó, bạn hãy uống nước chanh sau khi ăn khoảng 30 phút. Ngoài ra, hãy uống đủ 2 lít nước/ngày và tăng cường vận động để đốt cháy calo trong cơ thể.
Tận dụng vỏ chanh
Chúng ta thường vắt chanh bỏ vỏ. Việc này làm lãng phí một phần dưỡng chất quan trọng ở trong vỏ chanh. Bạn có thể thả cả vỏ chanh vào cốc nước hoặc đun nước vỏ chanh để uống. Cách này sẽ giúp bạn tận dụng được các chất dinh dưỡng quý giá có trong phần vỏ.
Một số công thức pha nước chanh giảm cân
Bạn có thể pha loãng nước cốt chanh với nước ấm để uống mỗi ngày hoặc có thể thêm một chút mật ong cho dễ uống.
Ngoài ra, chị em hãy tham khảo một số công thức pha nước chanh dưới đây.
Nước chanh gừng
- Gừng rửa sạch, giã nhuyễn và cho vào cốc. Đổ nước ấm vào cốc theo tỷ lệ 1 gừng : 3 nước.
- Pha nước cốt chanh với nước ấm theo tỉ lệ 1 : 3.
- Đổ hỗn hợp nước chanh và nước gừng vào bình lớn rồi khuấy đều. Nếu chưa quen, bạn có thể cho thêm một chút xíu đường hoặc mật ong cho dễ uống.
Nước chanh bưởi
- Ép lấy 200ml nước bưởi.
- Lấy nước cốt của nửa quả chanh và hòa với 100ml nước ấm.
- Cho nước bưởi vào bình đượng nước chanh và khuấy đều.
Nước chanh bạc hà
- Lá bạc hà rửa sạch, đập dập rồi cho vào bình nước ấm khoảng 30 phút.
- Đổ nước cốt chanh của môt quả chanh vào nước bạc hà rồi thêm 50ml nước ấm và khuấy đều.